Ngày 1/8, ông Lâm Chí Hiếu, Phó văn phòng Quản lý đường bộ II.5, cho hay vẫn còn 10 điểm đã tuyên truyền nhưng người dân kh🍬ông tự dừng hoạt động. Nếu những người này tiếp tục vi phạm, nhà chức trách sẽ xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế, cắm biển cấm dừng xe và đỗ xe.
Theo ông Hiếu, hành vi chiếm dụng mặt đường để làm điểm tiếp nước, rửa xe vi phạm Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 100. Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng với cá nhân, sử dụng trái phép đất của đường bộ làm nơi rửa xe, bơm nước mui xe bị phạt tiền từ 500.000 đến một triệu đồng. Biện pháp cuối cùng là cưỡng chế, tháo dỡ lán trại, thu ống nước, máy b𒉰ơm nước.
Từ ngày 26 đến 28/7, 💛Văn phòng quản lý đường bộ II.5 phối hợp với các xã Đakrông, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Ngo, cùng công an, biên phòng gặp gỡ, tuyên truyền và vận động người dân dừng hoạt động tiếp nước mui tự phát. Tuy nhiên, nhận thức của một số người dân còn hạn chế, việc dừng tiếp nước ảnh hưởng thu nhập và khó bố trí quỹ đất để họ mở dịch vụ này đúng quy định.
Vì vậy, nhà chức trách cắm hai biển cấm dừng xe và đỗ xe ở km47 và km49 quốc lộ 9. Biên phòng và hải quan tại cửa khẩu quốc tế La Lay, huyện Đakrông cũng vận động lái xe khôn𝄹g dừng đỗ xe dọc đường để tiếp nước mui.
Trong tháng 7, nhà chức trách thống kê hơn 40 điểm tiếp nước, rửa xe tự phát do người dân mở dọc quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh. Người dân tự lắp đặt máy bơm, ống dẫn nước chiếm phần đất đường bộ. Xe đầu kéo chở than dừng đỗ giữa quốc lộ để tiếp nước tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, nước chảy giữa đường làm hư hꦚỏng đường bộ.