Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ làm Chủ tọa phiên tòa. Ngoài các thành viên Hội đồng thẩ⛎m phán TAND Tối cao, đại diện VKSND Tối cao, các cơ quan tố tụng của tỉnh Long An, TAND Tối cao còn mời luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn luật sư TP HCM) tham gia bào chữa cho phạm nhân.
Hồi cuối năm ngoái, VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử lại, hủy toàn bộ hai bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND Long An và phúc thẩm năm 2009 của TAND Tối cao tại TP HCM tuyên tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội Giết người, Cướp tài sản để điều tra lại, 🍒đồng thời tạm đình chỉ thi hành bản án.
VKSND Tối cao cho rằng, tòa hai cấp có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Việc thu thập dấu vết hiện trường, đánh giá các chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ. Nhiều nội dun♏g cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn. Những thiếu sót, vi phạm nêu trên đã ản𒅌h hưởng trực tiếp đến giá trị chứng minh của chứng cứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những căn cứ kết luận hành vi phạm tội của bị cáo.
"Những vấn đề nàyꦅ cần được khắc phục để đảm bảo việc giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp 🎀luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm", VKSND tối cao nêu.
Sau khi VKSND Tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, hồi đầu năm, Luật sư Trần Hồng Phong - người được gia đình Hồ Duy Hả♔i mời hỗ trợ pháp lý trong nhiều năm qua - đã có đơn cung cấp chứng cứ cho các cơ quan tố tụng Trung ương. Luật sư Phong cho rằng, sau khi gặp nhiều nhân chứng trong đó có anh Đinh Vũ Thường đã xác minh được việc "không có nhân chứng nào nhìn thấy Hồ Duy Hải tại Bưu điện Cầu Voi - nơi xảy ra vụ án vào tối 13/1/2008" như quy kết của cơ quan tố tụng Long An.
Theo luật sư Phong, các cơ quan tố tụng Long An đã bỏ qua và bịa đặt về kết luận giám định dấu vân tay của Hải. Bản kết luận giám định ngày 11/4/2008 kết luận "các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không trùng khớp với 10 ngón tay của Hồ Duy Hải". Nhưng kết quả giám 🃏định này đã bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án. Cơ quan điều tra kết luận Hải đã dùng dao cắt cổ hai nạn nhân, nhưng thực tế không thu được tang vật nào như vậy. Sau khi bắt giam Hải, cơ quan điều tra cử người ra chợ mua một con dao và dùng để làm chứng cứ buộc tội.
Ngoài ra, bản cáo trạng viết: "nhân chứng Đinh Vũ Thường phát hiện thấy Hồ Duy Hải ngồi trong bưu điện" tại thời điểm gây án. Nhưng khi xét xử, tòa đã không triệu tập nhân chứng này tham gia phiên tòa. Trong khi đó, trong biên bản ghi lời khai, nhân chứng Thường𒈔 khai "nhìn thấy một thanh niên, và khôn𓃲g thể nhận diện được".
Luật sư Phong cũng cho rằng, vụ án còn có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ... từ đó, ông đề nghị Hội đồng thẩm phán xem xét khi ra quyết định g💖iám đốc t🏅hẩm.
Theo cáo buộc, Hải thường đến Bưu cục Cầu Voi (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa) cách nhà 2 km đặt mua báo thể thao nên quen nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng, 23 tuổi. Tối 13/൩1/2008, anh ta đến nơi làm việc của cô này chơi. Đêm đó còn có em họ 21 tuổi của Hồng đến chơi. Ngồi một lúc, Hải nảy sinh ý định quan hệ tình dục với Hồng, nên đưa tiền cho cô em đi mua trái cây. Khi nữ nhân viên ra ngoài, Hải kéo người chị vào phòng ngủ nhưng bị cự tuyệt.
Hải tức giận vì bị cô gái đạp ngã vào tường nên đã dùng dao và thớt gỗ để gần đó sát hại nữ nhân viên. Lo sợ sự việc bại lộ, Hải phục sẵn tiếp tục giết cô em trở về. Gây án xong, Hải l💝ấy đi 1,4 triệu đồng, 40 sim điện thoại, lột sạch nữ trang của hai nạn nhân.
Tháng 12/2008 đến tháng 4/2009, TAND tỉnh Long An và tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM đều tuyên án tử 🔯hình đối với Hải. Tháng 10/2011, VKSND Tối cao quyết định không kháng nghị vụ án. Đến tháng 5/2012, Chủ tịch nước đã bác đơn xin giả🌟m án của Hồ Duy Hải.
Theo kế hoạch, Hải sẽ bị tử hình vào ngày 5/12/2014. Tuy nhiên, một ngày trước khi xử tử, gia đình Hải có đơn xin tạm dừng thi hành án để kêu oan và được Văn phòng Chủ tịch nướꦓc đ🍒ồng ý, yêu cầu thẩm tra lại vụ án.
Nhiều năm qua, mẹ Hải đã làm đơn gửi khắp nơi kêu oan cho con trai.
Hải Duyên