Cô𝕴 gái 30 tuổi lướt ứng dụng mua sắm trung bình hai tiếng mỗi ngày. Marsha Ho nhanh chóng tích lũy bộ sưu tập hơn 30 món quần áo, giày dép, túi xách mà mình không cần đến và gọi chúng là "đống đồ chết".
Khi đồ dùng thừa ngày càng nhiều, cô bắt đầu thấy lo âu và căng thẳng. Điều này đã dẫn Ho đến trào lưu underconsumption core - tiêu dùng tối giản trên TikTok, nhằm mô tả việc mua sắm ít hơn, dọn dẹp✤ và tập trung sử dụng đồ mà mình đang có.
Hashtag #underconsumptioncore đã có hơn 39 triệu lượt xem trên toàn thế giới, khuyến khích người dùng sử dụng đồ họ có và chỉ mua những gì họ cần. Thay vì đăng tải vide🦩o mu♎a sắm, người dùng khoe các món đồ họ sử dụng nhiều lần.
Sự lan tỏa của xu hướng có liên quan đến thách thức mà Gen Z và thế hệ Millennials đang đối mặt, gồm áp lực kinh tế và lo ngại về môi trường. Ở Singapore, 9/10 người được khảo sát nói họ cảm nhận được tác động của sự gia tăng chi phí sinh hoạt. Hai các꧋h chính để đối phó với vấn đề trên là giữ ngân sách cố định và hoãn các khoản mua sắm cho đến khi giá cả trở nên hợp lý.
Marsha Ho ước tính cô đã tiết kiệm 100-150 USD mỗi tháng kể khi theo lối sống này. Cô cũng thực hiện thử thách không mua sắm, cụ 🔯thể là tạo ra danh sách các món đồ không cần thiết và cam kết không mua nó trong khoảng thời gian dài.
Danh sách của Ho gồm quần áo, đồ trang điểm và tr🍨ang sức nhưng cô cho phép mình chi tiêu cho các nhu cầu khác như phim ảnh và quà tặng. Thời gian mua sắm của cô đã được dành để đan len, đọc sách.
Nhưng việc🌱 thực hiện thử thách khó khăn hơn dự đoán của H🐼o. Cô đã bị cám dỗ và mua bảng màu mắt, son và chiếc váy trong vòng hai tháng đầu.
"Tôi tự nói với mình khao khát và hạnh phúc có đồ đẹp rất ngắn ngủi", cô kể. "Hơn nữa tôi cũng đãꦯ có rất nhiều đồ và nên biết ơn điều này". Tính đến tháng 8, "đống đồ chết" của Ho chỉ💃 còn ba món, cô tặng nó cho bạn bè và người dùng trên nền tảng Carousell.
Jasmine Chin, một công chức, đã thực hiện lối sống🅠 mới🔯 này nhưng chuyển thành "thử thách mua ít" để có sự linh hoạt hơn trong chi tiêu. Chin đã dành gần hai tuần để phân tích thói quen chi tiêu của mình.
Cô gái 25 tuổi nhận thấy rằng💝 đồ trang điểm, quần áo và phụ kiện công nghệ từ Shopee là điểm yếu trong tiêu dùng của mình.
"Tôi thường mua sắm bừa bãi bởi món đồ thường dưới 2𒆙 USD, tôi nghĩ nó không đáng kể", cô nói. Nhưng khi đồ đạc lấp đầy nhà, Chin nhận ra cô cần phải chú ý hơn.
Chin hiện chỉ chi tiêu cho nhu yếu phẩm, đi lại, thuốc men và bữa tối cho gia đình. Cô nhịn💙 mua quần áo, giày dép và đồ trang điểm mới, tr💦ánh sử dụng dịch vụ giao thức ăn.
Khi sản phẩm chăm sóc da mặt hết, Chin nói mình đã suy nghĩ một tuần để thay thế chúng. Cô đặt ra các câu hỏi như: Tôi có cần món đồ này không? Tôi có thể sống thiếu nó không? Tôi có thể tìm một món thay thế không? Chin muốn mình sống trong ngôi nhà gọn gà𒁏ng hơn và giảm bớt rác thải ra môi trường.
Những người tham gia xu hướng underconsumption core đã cập nhật tiến trình của mình trên Tik Tok và thẳng thắn kể về những sai lầm mua sắm của mình. "Thử thách đ🐓ã cho tôi những bài học quý giá về 🐠quản lý tiền bạc", Chin nói.
Ông Aaron Chwee, trưở🎶ng bộ phận tư vấn tài sản Ngân hàng OCBC, cho biết xu hướng này là tín hiệu đáng mừng, ngược với các thói quen trước đó của giới trẻ là "mua ngay, trả sau". Giảm chi tiêu giúp họ chuyển hướng tiết kiệm hoặc đầu tư kế hoạch tài chính cho tương lai.
Tuy vậy, ông Chwee vẫn cảnh báo rằng kiêng khem quá mức có thể dẫn đến tiêu xài thái quá. "Cần cẩn thận không đẩy bản thân vượt quá khả năng t✃iết kiệm của bản thân", ông nói.
Chuyên gia đề xuất thu nhập nên được tuân thủ quy tắc 50-30-20. Trong đó, ﷽50% thu nhập nên dùng cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, 30% cho sở thích cá nhân và 20% cho các khoản dự phòng. Người thực hiện thử thách cũng có thể tìm kiếm cảm giác thỏa mãn cảm xúc mà không cần tiêu xài như chạy bộ, thể thao.
Ngọc Ngân (Theo Straitstimes)