Vấn đề bạo lực học đường trong những năm gần đây đang là vấn đề màꦓ cả xã hội cần quan tâm. Việc học sinh đánh nhau, tụ tập băng nhóm xử lý một cá nhân không thích nào đó không còn là chuyện lạ.
Đáng nói hơn là các em tham gia vào các vụ bạo lực ấy không bao giờ nghĩ đến hậu quả. Nhiều học sinh mặc nhiên quay lại cảnh xử bạn sau đó 𝕴đưa lên mạng để chứng tỏ sứ💦c mạnh của một tập thể, phe phái...
Vấn đề này làm đau đầu không chỉ với những ngườ𝕴i có con em còn trong độ tuổi đến trường, mà đau đầu cả những thầy cô giáo chân chính có tâm, cả những nhà giáo dục. Có thể nói, vấn nạn nầy là nỗi lo lắng của cả xã hội.
Ảnh: Internet |
Có muôn vàn lý do dẫn các em đến bạo lực học đường: không thích, đánh; bạn học giỏi hơn, đánh; nhìn thấy༒ ghét, đánh… Có thể nói chưa bao giờ tình trạng bạo lực trong trường lớp báo động đến như thế. Vậy nguyên nhân này từ đâu?
Theo ý kiến của bạn đọc vanthuan222 thì trách nhiệm thuộc về nhà trường đầu tiên sau đó đến gia đình và xã hội. Mấy năm gần đây có rất nhiều việc các em học sinh, sinh viên tụ tập đánh nhau, đánh hội đồng người khác sau đó tung lên mạng mà chẳng có cơ quan pháp luật nào can thiệp. Nếu có thì chỉ dừng ở mức cảnꩵh cáo răn đe.
Nhưng như thế là chưa đủ. Cần phải 🧸làm nghiêm hơn nữa, xử phạt nặng hơn nữa thì tình trạng đó mới chấm dứt. Nên khép vào tội: bôi nhọ và làm 🌊nhục người khác.
Những người lớn có thể dễ dàng nhận thấy, nguyên nhân các vụ bꦫạo lực học đường một phần do giáo dục gia đình thiếu sót, gia đình rối ren, cha mẹ ly dị, suốt ngày cãi cọ, đánh nhau hoặc cha mẹ cứ mải mê với công việc kiếm tiền mà vô tình quên đi sự tồn tại của con cái khiến tuổi thơ các em u ám…
"Thêm nữa, việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh trên trường, lớp còn rất kém. Các em không có cách giải quyết vấn đề thích hợp mà chủ yếu sống theo bản năng của mình. Và hiện tại vẫn chưa có cách xử lý kỷ luật đủ mạnh để học sinh biết sợ", bạn đọc Trangle cho ý kiến.
Đa số các vụ bạo lực học đường gần đây nằm ở các em học sinh cấp 2, cấp 3. Có thể nói đây là độ tuổi phức tạp do đây là giai đoạn sinh lý các em đang phát triển. Tâm lý muốn khẳng định mình, háo thắng đang trào dâng, phải chăng những hình phạt nhà trꩵường và xã hội đưa ra chưa đủ sức răn đ𓆏e và cảnh tỉnh học sinh?
Cũng có những độc giả liên tưởng tới những vụ án nghiêm trọng từ bạo lực học đường, chẳng hạn như ý kiến: "Chúng ta có nên soạn thêm Luật quy định tuổi phạt nếu không sẽ có nhiều Lê Văn Luyện khác trong tương lai. Phải cho các em biết trách nhiệm, những hình phạt các em phải đối diện khi 🀅có những hành vi bạo lực để các em biết sợ?".
Những hình phạt đúng đắn, thỏa đáng thường có tác dụng răn đe trước hết với đối ꧟tượng trong cuộc, sau là răn đe những học sinh khác, để các em không dám vi phạm🐭.
Ngọc Trâm