"Thế giới chỉ có đàn ông" này tưởng như chỉ là một câu chuyện đùa, nhưng nó là cuộc sống thực sự của khoảng 1.900 người đàn ông đang sống tại ngọn núi Athos kỳ bí thuộc bán đảo Marcedonia tại Hy Lạp. Ảnh: NatGeo
"Thế giới chỉ có đàn ông" này tưởng như chỉ là một câu chuyện đùa, nhưng nó là cuộc sống thực sự của khoảng 1.900 người đàn ông đang sống tại ngọn núi Athos kỳ bí thuộc bán đảo Marcedonia tại Hy Lạp. Ảnh: NatGeo
Xứ sở này có tới gần 20 nhà thờ lớn nhỏ và hầu hết đàn ông sống tại đây đều là tu sĩ. Từ những năm 1040, hoàng đế Hy Lạp chính thức biến nơi đây thành vùng đất chỉ dành riêng cho dòng tu nam theo đạo Thiên Chúa. Ảnh: diakonima.
Xứ sở này có tới gần 20 nhà thờ lớn nhỏ và hầu hết đàn ông sống tại đây đều là tu sĩ. Từ những năm 1040, hoàng đế Hy Lạp chính thức biến nơi đây thành vùng đất chỉ dành riêng cho dòng tu nam theo đạo Thiên Chúa. Ảnh: diakonima.
Năm 1060, vì luật lệ chỉ dành cho dòng tu nam, vùng đất này chính thức cấm phụ nữ. Ảnh: justproveit
Cho tới nay, tại ngọn núi kỳ lạ này chỉ có khoảng 1.900 người đàn ông sinh sống trong đó có tới 1.300 tu sĩ, số còn lại là phục vụ và hầu cận. Ảnh: NatGeo.
Cho tới nay, tại ngọn núi kỳ lạ này chỉ có khoảng 1.900 người đàn ông sinh sống trong đó có tới 1.300 tu sĩ, số còn lại là phục vụ và hầu cận. Ảnh: NatGeo.
Phụ nữ và tất cả động vật giống cái ở đây đều bị cấm vì họ cho rằng vẻ quyến rũ của phái nữ là "tội đồ" khiến cho những đạo sĩ bị xao nhãng, cản đường họ tới với Chúa. Ảnh: diakonima.
Phụ nữ và tất cả động vật giống cái ở đây đều bị cấm vì họ cho rằng vẻ quyến rũ của phái nữ là "tội đồ" khiến cho những đạo sĩ bị xao nhãng, cản đường họ tới với Chúa. Ảnh: diakonima.
Tại xứ sở này, động vật giống cái bao gồm bò, gà, ngựa, heo... cũng không được phép sinh sống. Nếu có thể, người dân ở đây cũng muốn ngăn cấm cả những những loài bay lượn như chim muông. Ảnh: NatGeo.
Tại xứ sở này, động vật giống cái bao gồm bò, gà, ngựa, heo... cũng không được phép sinh sống. Nếu có thể, người dân ở đây cũng muốn ngăn cấm cả những những loài bay lượn như chim muông. Ảnh: NatGeo.
Kể từ khi những vị đạo sĩ đầu tiên ở đây tin rằng đã thấy Đức mẹ Đồng trinh, họ thề tôn kính duy nhất Đức mẹ và không người phụ nữ nào được phép đặt chân tới đây nữa. Ảnh: NatGeo.
Kể từ khi những vị đạo sĩ đầu tiên ở đây tin rằng đã thấy Đức mẹ Đồng trinh, họ thề tôn kính duy nhất Đức mẹ và không người phụ nữ nào được phép đặt chân tới đây nữa. Ảnh: NatGeo.
Những người đàn ông sống trên ngọn núi này được đưa tới đây từ lúc mới sinh ra, vì thế họ không có chút ý niệm nào về một người phụ nữ thực sự. Và trên thực tế, những người đã tới đây sống, tu niệm không hề có chút bận tâm nào tới vấn đề này. Ảnh: diakonima.
Những người đàn ông sống trên ngọn núi này được đưa tới đây từ lúc mới sinh ra, vì thế họ không có chút ý niệm nào về một người phụ nữ thực sự. Và trên thực tế, những người đã tới đây sống, tu niệm không hề có chút bận tâm nào tới vấn đề này. Ảnh: diakonima.
Vì lý do hội nhập, nơi đây đã mở cửa cho phép tham quan, nhưng chỉ có những người đàn ông thực sự mới được phép tới đây. Để vào được nơi này, mỗi người bị kiểm tra nghiêm ngặt, kể cả những người không có râu cũng không được đặt chân đến đây. Ảnh: diakonima.
Vì lý do hội nhập, nơi đây đã mở cửa cho phép tham quan, nhưng chỉ có những người đàn ông thực sự mới được phép tới đây. Để vào được nơi này, mỗi người bị kiểm tra nghiêm ngặt, kể cả những người không có râu cũng không được đặt chân đến đây. Ảnh: diakonima.
Những người đàn ông sống ở đây và khi chết cũng được lưu giữ tại đây. Xương của họ sẽ được rửa sạch bằng rượu trắng và bảo quản tại một căn phòng cùng với nhiều người đã mất khác để thể hiện tinh thần đoàn kết. Ảnh: NatGeo.
Những người đàn ông sống ở đây và khi chết cũng được lưu giữ tại đây. Xương của họ sẽ được rửa sạch bằng rượu trắng và bảo quản tại một căn phòng cùng với nhiều người đã mất khác để thể hiện tinh thần đoàn kết. Ảnh: NatGeo.
Dù cấm đoán gắt gao, tới nay đã có 2 người phụ nữ đột nhập thành công vào xứ sở kỳ lạ này. Người đầu tiên là nhà triết học người Pháp Maryse Choisy. Bà đã giả dạng thành một nhà tu và sống tại đây được một tháng. Sau này bà đã cho ra đời tác phẩm "Một tháng sống với đàn ông" rất nổi tiếng. Ảnh: archerjulienchampagne.
Dù cấm đoán gắt gao, tới nay đã có 2 người phụ nữ đột nhập thành công vào xứ sở kỳ lạ này. Người đầu tiên là nhà triết học người Pháp Maryse Choisy. Bà đã giả dạng thành một nhà tu và sống tại đây được một tháng. Sau này bà đã cho ra đời tác phẩm "Một tháng sống với đàn ông" rất nổi tiếng. Ảnh: archerjulienchampagne.
Người phụ nữ thứ hai là Hoa hậu đầu tiên của Hy Lạp. Bà không kiềm chế được sự tò mò nên đã giả trang thành một người đàn ông và lén lút đột nhập vào đây. Hành động này của bà đã bị lên án rất nhiều trong tạp chí Thời đại số tháng 7 năm 1953. Ảnh: sansimega.
Người phụ nữ thứ hai là Hoa hậu đầu tiên của Hy Lạp. Bà không kiềm chế được sự tò mò nên đã giả trang thành một người đàn ông và lén lút đột nhập vào đây. Hành động này của bà đã bị lên án rất nhiều trong tạp chí Thời đại số tháng 7 năm 1953. Ảnh: sansimega.
D.T. (Tổng hợp)