Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ như nôn, trớ, đầy hơi, đau bụng, táo bón hay tiêu chảy khá phổ biến. Theo GS.TS Nguyễn Gia Khánh, phó chủ tịch Hội nhi Khoa Việt Nam, đây được gọi ✅là rối loạn tiêu hóa chức năng bởi không phải biểu hiện một tổn thương thực thể như viêm nhiễm đường tiêu hóa…
Phát biểu tại hội nghị khoa học ROME IV - tiêu chuẩn mới trong chẩn đoán các rối loạn tiêu hóa chức năng của trẻ em, GS Khánh cho biết, rối loạn tiêu hóa chức năng dạ dày, ruột ảnh hưởng nhiều tới quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, cha mẹ mất nhiều thời gian, kinh tế để khám, xét nghiệm, điều trị bệnh cho trẻ, đồng 🌼thời gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và 𝔉quá trình học tập của trẻ. Phụ huynh dành nhiều thời gian đưa trẻ đến phòng khám nhưng thực tế các bác sĩ không tìm thấy bệnh ngay mà phải xét nghiệm tốn nhiều thời gian.
Trước những triệu chứng của trẻ, các ông bố bà mẹ thường thay đổi loại sữa đang dùng dù đa số nguyên nhân không xuất phát từ sữa. 🌟Theo GS Khánh, nên tìm một loại sữa công thức tốt🌺 và để cho trẻ dùng quen, không nên đổi hết từ loại sữa này sang sữa khác. Các công trình nghiên cứu, cho thấy việc đổi sữa thường xuyên sẽ khiến hệ tiêu hóa trẻ khó thích nghi, ảnh hưởng tới sự phát triển.
Sự ra đời của tiêu chuẩn ROME I từ năm 1989 trên th꧂ế giới với những tiêu chuẩn giúp khám và xác định rối loạn hay không mà không cần tiến hành các xét nghiệm. Cứ sau khoảng 10 năm thì các tiêu chuẩn Rome sẽ được cập nhật. Đến nay, tiêu chuẩn ROME IV đã bổ sung những tiêu chuẩn mới nhất để xác định rối loạn chức năng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dựa trên những tiêu chuẩn mới này, bác sĩ có định hướng chẩn đoán rối loạn tiêu hóa chức năng mà không cần thực hiện tất cả các xét nghiệm tốn thời gian. Việc chẩn đoán bệnh dựa trên ROME IV hứa hẹn trở nên thuận lợi, đỡ tốn công sức hơn cho bệnh ไnhân, bác sĩ, gia đình.
Giáo sư Marc Benninga, chuyên ngành tiêu hóa nhi khoa, Bệnh viện nhi Emma/AMC, Amsterdam, Hà Lan chia sẻ, ROME IV bổ sung các phần về sinh học thần kinh, sự phát triển và đánh giá đau, …được nghiên cứu trong thời gian dài giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán rối loạn tiêu hóa chức 🃏năng ở trẻ.
Vị giáo sư người Hà Lan chia sẻ những cơn đau quặn, trớ, khóc hay táo bón là tình trạng bình thường diễn tiến cùng sự phát triển của trẻ. Trớ là bệnh lý mà trẻ tự khỏi dần khi đứa trẻ lớn lên mà phụ huynh không cần có những can thiệp hay điều trị. Với những cơn đau quặn, khóc dạ đề, bà mẹ cần theo dõi kỹ bởi trẻ thường khóc nhiều tuần thứ 2, tối đa vào tuần thứ 6 và hết dần vào tuần thứ 12. Theo GS Marc Benninga, khi trẻ bị táo bó🌃n, không nên thay đổi sữa công thức cho trẻ, không cho ăn nhiều chất xơ hơn hay uống nhiều mà cần bác sĩ cho uống thuốc nhuận trường sẽ giúp trẻ cải thiện tình hình.
Nhiều cha mẹ giận, căng thẳng, lo âu khi thấy trẻ khóc nhiều thường rung lắc bé để dỗ dành có thể gây nguy hiểm. Rung lắc trẻ mạnh tay có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. GS Marc Benninga khuyên chuyển trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám, chăm sóc๊ tốt hơn.
Khánh Ly