Hôm qua, Philippines cảnh báo Trung Quốc sẽ sớm lập ADIZ trên Biển Đông. Theo đó, nước này bày tỏ quan ngại về động thái leo th𓄧ang của 💖Bắc Kinh, khi nhiều lần xua đuổi máy bay Philippines trong ba tháng gần đây.
"Trung Quốc tuyên bố máy bay của chúng tôi đang hoạt động trong khu vực an ninh quốc phòng của họ," Reuters dẫn lời ông Alexander Lopez, Chuẩn đô đốc Philippines trong phiên điều trần trước tဣhượng viện. Theo ông, Trung Quốc đã phát đi cảnh báo ít nhất 6 lần, đối với phi cơ của không quân Philippines đang hoạt độ💮ng trên Biển Đông qua sóng radio.
Trung tá Harold Cabunoc, phát ngôn viê🦩n Không quân Philippines, cáo buộc tháng trước, một tàu chiến Trung Quốc đã thách thức và yêu cầu máy bay tuần tra của Philippines rời khỏi khu vực đá Subi mà Trung Quốc tuyên bố thuộc vùng lãnh thổ nước này. Đá Subi là một rạn san hô vòng, phía tây nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988 tới nay.
Một quan chức không quân giấu tên của Philippines hôm qua nhận định, Trung Quốc đang "thử" ♒lập ADIZ trên quần đảo Trường Sa. Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, Trung Quốc đã xây dựng đường băng, và nhiều công trình xây dựng trên 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Richard Javad Heydarian, giảng viên qu🦋an hệ quốc tế và khoa học chính trị, đại học De La Salle, Manila, Philippines cũng nhận định Trung Quốc có thể sớm tuyên bố ADIZ trên Biển Đông. Ông cho rằng, Trung Quốc gần đây cải tạo lớn trên 𝔉đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, là minh chứng cho thấy Bắc Kinh sắp tuyên bố vùng nhận dạng phòng không.
Theo ông Heyda🐭rian, đá Chữ Thập đóng vai trò quan trọng, như một trung tâm “kiểm soát và chỉ huy” cho các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Hiện giờ, Trung Quốc vẫn chưa tuyên bố bất kỳ vùng ADIZ nào trên Biển Đông, nhưng nước này về cơ bản đã thiết lập xong bộ khung cho ADIZ. Thiết lập mạng lưới đường băng, liên tục triển khai các cuộc tuần tra quân sự và bán quân sự, cho phép Trung Quốc kiểm soát hiệu quả không chỉ khu vực hàng hải thuộc vùng biển tranh chấp, mà còn cả vùng trời trong khu vực tranh chấp nữa,” Heydarian trả lời phỏng vấn kênh ABS-CBN.
Hồi đầu tháng 3, Bắc Kinh từng công khai dùng các đá cải tạo ở Biển Đông cho🥂 mục đích quân sự khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Doanh tuyên bố Trung Quốc sẽ sử dụng các đảo nhân tạo để “đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự của Trung Quốc.”
Hôm qua bà Hoa Xuân Doanh lại ngang nhiên tuyên bố, "Trung Quốc có quyền thiết lập ADIZ, và việc có lập ADIZ hay không phụ thuộc vào an 🐓ninh vùng trời của chúng tôi có bị đe dọa hay không và mức độ tới đâu. Đây là vấn đề cần xem xét trên nhiề📖u phương diện."
Bà Hoa cho rằng "hiện tại tình hi🌱̀nh Biển Đông đang ổ🧜n định", và Bắc Kinh đang tích cực hợp tác với các nước Đông Nam Á để duy trì sự ổn định này. "Việc có người cố ý làm lớn vấn đề ADIZ rõ ràng có ý đồ khác."
Cuối năm 2013, Trung Quốc từng bị Nhật Bản và Mỹ lên án, sau khi đơn phương áp đặt ADIZ trên v𝕴ùng biển Hoa Đông, khu vực tranh chấp với Nhật Bản.
Trung Quốc từ tháng 5 năm ngoái đến nay liên tục có nhiều hành động gây hấn ở Biển Đông, khu vực giàu tài nguy꧂ên với giá trị thương mại vận tải biển lên tới 5 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Bất chấp sự phản đối của Việt Nam và quốc tế, sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải ൩Dương 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nước này công khai việc cải tạo, bồi đắp các đá ở Trườn🎃g Sa và Hoàng Sa. Điều này làm dấy lên lo ngại của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế về khả năng xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông.
Nhiều nghị sĩ và chuyên gia Mỹ, trong đó có ông🃏 John McCain cũng kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama xem lại các kế hoạch hợp tác an ninh với Trung Quốc, và tỏ ý 🎐lo ngại Bắc Kính sẽ lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Hồng Hạnh