Nhà thơ Quang Dũng làm bài thơ Tây Tiến vào mùa xuân năm 1948 với cảm hứng của một người trong cuộc. Tuy nhiên, dư âm về những ngày Tây Tiến còn theo ông mãi. Năm 1952, ở Cổ Thành (Quảng Trị), nhà thơ hoàn thành tập hồi ký Đoàn Võ trang Tuyên truyền biên khu Lào (được đặt tên Đoàn binh Tây Tiến khi ꦆxuất bản). Hồi ký kể về hoạt động của binh đoàn khi ấy - những người cầm súng, cầm kèn 𝔍tham gia vào sứ mệnh giải phóng Việt Nam và Lào khỏi ách thực dân xâm lược.
Sách nói về những ngày đầu thành lập Đoàn Võ trang Tuyên truyền biên khu Lào - Việt (tiền thân của binh đoàn Tây Tiến), với hạt nhân là một số chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô. Nội ꧅dung xoay quanh những nhiệm vụ Đoàn được giao như: đi tới các bản, chòm, mường để tuyên truyền chính sách đoàn kết của Chính phủ, ý chí kháng chiến của dân tộc và tinh thần của quân đội Việt Nam.
Ấn phẩm cũng nhắc đến đoàn Nhạc binh nổi tiếng của nhạc trưởng Đinꩲh Ngọc Liên tại mặt trận này. Sách còn đề cập mối quan hệ gắn bó giữa bộ đội Việt và Lào, qua một trung đội Pa thét Lào được cử tham gia binh đoàn.
Hồi ký từng được trích dẫn một chương trong cuốn Tuyển tập Văn thơ Quang Dũng. Tập bản thảo do gia đì༒nh nhà thơ lưu giữ. Trước đây, người thân ông nhiều lần muốn công bố nhưng chưa thực hiện được vì một số lý do.
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm sinh năm 1921, mất năm 1988. Ông là tác giả một số bài thơ nổi tiếng như Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ... Bài thơ Tây Tiến được chọn vào giảng dạy trong sách Ngữ văn. Một số tác phẩm của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương), Kẻ ở (Cung Tiến phổ nhạc)... Ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩꦿ.
Tam Kỳ