Cũng theo cơ qu﷽an này, phản hồi của thị trường Nhật với các lô vải được doanh nghiệp xuất sang nước này từ 23/5 đến nay "chất lượng tốtꦓ hơn năm ngoái". Các lô vải được tiêu thụ hết chỉ vài tiếng sau khi được phân phối tại các siêu thị, kênh bán hàng trực tuyến.
Theo thống kê của cơ quan này, tổng cộng đã có 50 tấn vải thiều Hải Dương, Bắc Giang được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản từ 23/5 đến nay. Hiện các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thu mua vải tại các mã vùng trồng đã được công nhận, sau đó chuyển về cơ sở xử lý, kiểm dịch ♓và chiếu xạ, trước khi vận chuyển sang Nhật..
Dự báo năm nay nhu cầu vải thiều Việt Nam tại thị trường Nhật Bản cao hơn năm ngoái. Do nhu cầu tăng, phía Nhật vừa công nhận thêm hai cơ sở xử lý vải thiều của doanh nghiệp Việt Nam đặt tại Hải Dương, đạt tiêu chuẩn xử lý q🦹uả vải xuất sang nước này. Với 3 buồng xử lꦬý, hai cơ sở này có công suất tối đa 50-70 tấn mỗi ngày. Như vậy hiện có 4 cơ sở xử lý vải thiều của Việt Nam được phía Nhật công nhận.
Trước đó, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, Cục Bảo vệ thực vật và Cơ quan Kiểm dịch thực vật Nhậꦿt Bản đã thống nhất một quy trình ủy quyền tạm thời ch✃o phía Việt Nam thực hiện giám sát xử lý. Cục Bảo vệ thực vật bố trí cán bộ và thiết bị giám sát, kiểm tra kiểm dịch thực vật và cấp giấy chứng nhận tại cơ sở xử lý vải được phía Nhật công nhận, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu vải.
Vải thiều Việt Nam tại Nhật được các doanh nghiệp bán trên kênh siêu thị và trực tuyến, giá da▨o động 350.000-550.000 đồng một kg.
Dự kiến mùa vụ năm nay, các công ty đầu mối 💧xuất khẩu sẽ xuất khoảng 2.000 tấn vải thiều tươi sang Nhậtꦿ Bản, trong đó Bắc Giang và Hải Dương mỗi địa phương là 1.000 tấn.
Nhật 💛là thị trường có các tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt, đòi hỏi cao về chất lượng thực phẩm. Do đó, Thương vụ Việt Nam tại Nhật lưu ý, phía người sản xuất, nông dân trồng vải phải duy trì chất lượng quả sạch, đảm bảo giá thu mua, bán và xuất khẩu ổn định. Đồng thời tích cực củng cố, đẩy mạnh nâng cao hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường khó tính này.
Anh Minh