Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam 🔯(VPSA), Trung Quốc từng là thị trường lớn thứ hai của tiêu Việt Nam, nay đã tụt xuống 𒐪vị trí thứ năm, sau Mỹ, Đức, Ấn Độ và UAE.
Sản lượng xuất khẩu loại nông sản này từ Tru🥂ng Quốc tính tới hết tháng 7 giảm gần 85% so với cùng kỳ năm ngoái, trên 8.000 tấn. Trong khi đó, Mỹ nhập tới 43.349 tấn loại gia vị này, tăng hơn 48% cùng kỳ. Đức cũng nhập 10.941 tấn, UAE là 10.897 tấn hạt tiêu🅷 Việt.
Theo các doanh nghiệp, Trung Quốc giảm mua là do giá hạtꩵ tiêu nội địa của nước này đang thấp hơn so với hàng nhập khẩu. Thêm vào đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm hơn dự báo trong nửa đầu năm nay, nên nhu cầu chi tiêu của người dân giảm và lượng hàng tồn kho còn đủ dùng.
Trung Quốc giảm mua, nhưng tính chung tổng lượng xuất k♈hẩu của hạt tiêu Việt vẫn đạt 164.357 tấn trong 7 tháng đầu năm. Mức này thấp🥃 hơn khoảng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất 🍎khẩu m💫ặt hàng này tới hết tháng 7 là hơn 764 triệu USD, tăng gần 41% nhờ giá tiêu tăng. Mỗi tấn tiêu đen Việt Nam xuất đi bình quân 4.568 USD và tiêu trắng là 6.195 USD, tăng lần lượt 32,7% và 25% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, hiện tiêu thụ mặt hàng này trên toàn cầu chững lại, khiến๊ giá tiêu trong nước quay đầu giảm. Mỗi kg hạt tiêu hạ khoảng 25% trong một tháng qua, về 135.000-137.000 đồng mỗi kg. Còn trên thị trường thế giới, giá nông sản này duy trì ở mức 6.000-7.000 USD mỗi tấn tiêu đen, còn tiêu trắng khoảng 8.800 USD.
Theo dự báo của VPSA, nhu cầu nhập khẩu loại nông sản này từ thị trường Trung Quốc khó c🔯ải thiện ở nửa cuối năm. Ngành hạt tiêu Việt Nam chiếm 40% sản lượng và 60% thị phần thế giới. Theo VPSA, quy mô thị trường hạt tiêu toàn cầu có giá trị khoảng 5,4 tỷ USD và dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 20% trong giai đoạn 2024-2032.
Thi Hà