Sáng 22/9,𒊎 tại Nhà máy lương thực Thoại Sơn, tỉnh An Giang (thuộc Tập đoàn Lộc T♒rời), lãnh đạo Bộ Công Thương đã công bố xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên sang châu Âu theo diện ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Lô hàng lần này là 126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85 được đóng gói theo quy cách bao 18 kg.
Theo EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ꦡngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm, gồm 30.000 tấn gạ🏅o xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm với cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm.
Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ 𒆙đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm. Tron🌃g khi đó, 2 nhà xuất khẩu gạo lớn vào EU là Campuchia và Myanmar đang chịu thuế tuyệt đối với mặt hàng này cho đến hết 2021. Cụ thể 175 euro mỗi tấn (2019); 150 euro môi tấn (2020) và 125 euro mỗi tấn (2021).
"Để tận dụng♍ lợi thế này, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi. Trong đó, liên kết chặt chẽ giữa hợp tác xã, doanh nghiệp với bà con nông dân, hình thành quy trình khép kín từ tổ chức nguyên liệﷺu cho đến khâu chế biến, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và chú ý đến bao bì, nhãn mác", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh, nói.
Tám tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đi EU đạt trên 15.800 tấn, với giá trị⛎ xấp xỉ 8,5 triệu USD. Riêng từ ngày 4/9 đến ngày 17/9, đã có 6 doanh nghiệp nộp đơn xin chứng nhận với khối lượng xấp xỉ 4.300 tấn gạo thơm. Xuất khẩu gạo trong đó có gạo thơm sang EU từ nay đến hết năm dự kiến tiếp tục tăng.
Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU là 50.000 tấn, đạt 28,5 triệu euro, trong khi tổng nhập khẩu gạo của EU là 2,3 triệu tấn gạo, kim ngạch khoảng 1,4 tỷ euro. So với các nước ASEAN khác, xuất khẩu gạo c🦹ủa Việt Nam vào EU chỉ bằng 1ไ/6 so với Thái Lan, 1/10 Myamnar, 1/4 Campuchia.
Dỹ Tùng