Số liệu trên vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố dựa trên tính toán từ cơ quan hải quan. Trong số các nꦓhóm rau quả, sầu riêng, chuối, thanh long đóng góp lớn vào tăng trưởng. Với sầu riêng, từ vị trí thứ 4 trong nhóm các loại quả, vươn lên dẫn đầu về xuất khẩu, vượt cả chuối và thanh long để gia nhập ꧒nhóm trái cây tỷ USD. Loại này cũng dự báo sớm cán đích kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỷ USD tháng tới.
H🌸iện Trung Quốc l♕à quốc gia nhập nhiều rau quả Việt Nam nhất với tổng kim ngạch 8 tháng đạt 2,3 tỷ USD, tăng 134% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 64% thị phần.
Tiếp theo là xuất khẩu thị trường Mỹ đạt trên 168 triệu USD, giảm hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái; Hàn Quốc đạt 148 triệu USD, tăng 18%; Nhật Bản là 12🐻3 triệu USD, tăng 6%...
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết nguyên nhân giúp xuất khẩu rau quả khả quan nhờ các quốc gia tăng mua. Trong đó, Trung Quốc tạo nhiều thuận lợi cho nông sản Việt vào thị trường họ. Năm 2022, nước này ký hàng loạt nghị định thư với Việt Nam đã tạo bước đệm cho hoạt động xuất khẩu rau củ quả của nước ta đạt nhiều thuận lợi. Nhờ đó, giá nông sản tăng cao so với cùng kỳ đẩy giá trị kim ngạch tăng 🃏đột biến.
Với trái sầu riêng, xuất khẩu đang tăng gần 20 lần so với cùng kỳ năm ཧngoái. Sầu riêng Việt Nam thu hoạch kéo dài và nhiều thời điểm trái vụ với các quốc gia khác như Thái Lan, Philippines nên được ưa chuộng và xuất với giá cao.
Ngoài ra, chuối và mít của Việt Nam cũng được Trung Quốc ꧒tăng mua và trả giá cao 💫hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc đang xem xét c🍸ho dừa tươi Việt được xuất khẩu chính ngạch. Nếu được thông qua trong thời gian tới, xuất khẩu dừa sẽ có nhiều bứt phá. Mới đây, Mỹ cũng vừa cho Việt Nam xuất khẩu trở lại dừa tươi (loại gọt vỏ xanh và một phần xơ trắng).
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát t𝐆riển nông thôn), các mặt hàng rau quả Việt ngày càng rộ🐽ng cửa xuất khẩu. Nhà chức trách đang đàm phán mở cửa thị trường chanh leo sang Mỹ, Australia; bưởi sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ; sầu riêng sang Ấn Độ; các loại quả có múi, dừa, sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết nửa cuối năm, nếu chanh dây được xuất vào Mỹ, dừa tươi xuất chính ngạch sang Trung Quốc, mục tiêu 5 tỷ USD kim ngạch cả năm 2023 trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, hàng Việt cần nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo thêm uy tín với khách hàng. Hiện, nhiều mặt hàng trái cây Việt Nam tăng trưởng nóng về sản lượng nhưng gặp nhiều hệ lụy kh🦹i xuất khẩu ồ ạt.
Phản ánh tại diễn đàn xuất khẩu tuần trước, nhiều doanh nghiệp🅷 xuất khẩu sầu riêng cho biết cò lái thổi giá thu mua khiến nông dân bẻ cọc. Điều này dẫn tới việc họ gặp khó trong hoàn thành đơn hàng cho đối tác, phải bù lỗ sau mỗi chuyến hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, tình trạng đáng báo động là vùng trồng của các hợp tác xã đều được phía Trung Quốc cấp mã nhưng khi thương lái và cơ sở vãng lai thu mua lại sử dụng mã vùng trồng khác để đóng gói. Nếu tình trạng này tiếp diễn, Việt Nam có nguy cơ mất thị trường tỷ dân﷽.
Để giải quyết các tồn tại trên, Cục Bảo vệ Thực vật cũng đang rà soát, đề nghị các địa phương thu hồi, tạm dừng xuất khẩu những mã số vùng trồng và cơ sở đónဣg gói trái sầu riêng, vi phạm ki꧑ểm dịch.
Cục sẽ tập𓆏 trung các giải pháp nhằm minh bạch thông tin, cơ sở dữ liệu; hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật; hoàn thiện bộ tài liệu ngành hàng để có những tiêu chuẩn về giống, phân bón, kỹ thuật sản xuất... cho nông dân thuận tiện sử dụng.
Thi Hà