Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga giai đoạn này đạt 1,36 tỷ USD. Ba nhóm hàng tăng trưꦉởng đến 3 con số gồm thủy sản, bánh kẹo-các sản phẩm từ ngũ cốc, sắt thép lần lượt đạt 105%, 116% và 166%. Cùng với đó, gạo, hạt tiêu, máy móc... cũng tăng gần gấp đôi.
Về giá trị, người Nga chi tiêu nhất để nhập các mặt hàng của Việt Nam như dệt may, cà phê, thủy sản, sắt 🍨thép và phụ tùng máy móc. Trong đó, sắt thép mang về gần 700 triệu USD; thủy sản xấp xỉ 117 triệu USD, nhờ người ti🍸êu dùng Nga ưa chuộng cá tra và cá ngừ từ Việt Nam.
Kể từ 2012 đến nay, Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng🌱 lớn thứ 2 cho nước này, sau Argentina. Trong đó, xuất khẩu cá ngừ tăng gấp đôi chỉ sau 3 🍃năm, từ 14 triệu USD năm 2021 lên gần 29 triệu USD vào năm ngoái.
Ở chiều nhập khẩu, Việt Nam chi 1,37 tỷ USD mua hàng từ xứ sở Bạch Dương trong 7 tháng đầu năm, tăng gần 45%. Phân bón đứng đầu danh sá🧔ch tăng mua cả về giá trị, đạt 165,5 triệu USD (tăng 325%) và khối lượng 364.000 tấn, cao hơn gần 400% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung, kim ngạch thương mại song phương 7 tháng Việt Nam - Nga đạt hơn 2,7 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Thâm hụt thương mại khoảnꦯg 13 triệu USD.
Thương mại song phương tăng mạnh nhờ nền kinh tế Nga tiếp tục mᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚở rộng, với tăng trưởng GDP hai quý đầu năm lần lượt 5,4% và 4%. Cùng với đó, logistics ngày càng thuận lợi và hiệu quả từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN- EAEUFTA).
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), vận tải hàng hóa sang nước này đã thuận lợi hơn trước. Các hãng vận chuyển Nga mở tuyến vận tải thẳng TP HCM - Hải Phòng - Vladivostok. Một số hãng tàu khác cũng chạy tuyến mới, giú⛄p đưa hàng đi nhanh🌃, thời gian ngắn hơn.
Hệ thống vận tải đường sắt cũng hữu ích cho giao thương, giúp đa dạng 🦩hóa lựa chọn phương thức vận chuyển. Bên cạnh đó, ưu đãi về thuế quan của VN- EAEUFTA đã giúp choꦉ một số mặt hàng của Việt Nam, trong đó có thủy sản, tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường này.
Dỹ Tùng