Nhưng vì đây là xung đột chưa từng có tiền lệ, không ai bảo đảm sẽ không có thêm những vấn đề nảy sinh thời gian tới, nhất là sau khi bầu Đức tuyên bố sẽ kiện VPF ra tòa, đồng thời kiến nghị lên các cơ quan quản lý về điề💛u khoản "độc quyền".
Hơn nữa, cuộc xung đột này chỉ tạm lắng xuống bằng các văn bản trao đổi theo hì🍨nh thức thô𝔉ng báo, chứ không phải các điều khoản quy định chi tiết có tính pháp lý chặt chẽ. Điều này dẫn đến các khả năng vi phạm cố ý hoặc không mong muốn trong quá trình thực thi quyền lợi cho các nhà tài trợ của mỗi bên.
Xung đột bắt nguồn từ mùa trước, khi HAGL được một nhãn hàng nước tăng lực tài trợ, và V-League cũng nhận tài trợ của một thương hiệu cùng ngành hàng. Đầu mùa này, HAGL tiếp tục ký hợp đồng với một sản phẩm nước tăng lực khác. Đội bóng của bầu Đức đàm phán trong tháng 12/2022 rồi ký hợp đồng vào ngày 15/1/2023. Sau khi biết thông tin qua truyền thông, ngày 18/1 VPF thông báo rằng trong điều lệ mùa giải mới đã được thông qua bởi 14 CLB, bao gồm HAGL, có quy định về ngành hàng độc quyền là "nước tăng lực". VPF yêu cầu HAGL không được vi phạmꦛ. Việc này, theo VPF, cũng được nói rõ tại cuộc Hội thảo Bóng𝔉 đá Chuyên nghiệp ngày 26/12 và có văn bản xác nhận vào ngày 5/1.
Đến ngày 28/1, hai bên ngồi lại với nhau để bàn phương thức tháo gỡ. Hai ngày sau, VPF vẫn ra thông báo kết luận, yêu cầu HAGL tuân thủ tinh thần của văn bản ngày 18/1. Đến ngày 1/2, HAGL cho biết đã đàm phán với nhà tài trợ để đưa ra giải pháp: không dùng cụm từ "nước tăng lực" trên các phương tiện quảng cáo do chính họ thực hiện. Đáp lại, VPF ra văn bản chấp thuận, nhưng vẫn nhấn 🐻mạnh "HAGL phải tuân thủ các quy định trong điều lệ giải". Khi mọi chuyện tưởng đã xong, một ngày sau, bầu Đức tuyên bố sẽ kiện VPF ra tòa.
Mấu chốt tranh chấp và nguồn cơn của cuộc xung đột nằm ở hai chữ "độc quyền", dù không văn bản nào thể hiện điều này, thay vào đó là cụm từ "không cùng ngành hàng" nhằm tránh vi phạm Luật Cạnh tranh. Đây cũng là cách VPF và HAGL vận dụng 💃để giải quyết xung đột. Theo đó, HAGL vẫn quảng cáo thương hiệu tài trợ cho 🤪đội, nhưng không được dùng định danh ngành hàng là "nước tăng lực".
Quy đị✨nh "không cùng ngành hàng" tồn tại từ lúc khởi đầu V-League. Ở hai mùa V-League đầu tiên là 2001 và 2002, Công ty Tiếp thị Thể thao Strata nhận thầu toàn bộ chi phí tổ chức V-League và Cup Quốc gia sau khi trả cho VFF 2 triệu USD theo hợp đồng ba năm. Đó là lần đầu tiên và duy nhất có khái niệm "độc quyền", vì toàn bộ bảng quảng cáo cũng như áo thi đấu của các CLB đều chỉ phục vụ cho các nhà tài trợ do Strata vận động được. Nhưng sau hai mùa, Strata không kham nổi tài chính. VFF quyết định cho phép các CLB tự khai thác quảng cáo, nhưng không được "cùng ngành hàng" với nhà tài trợ chính. Đó cũng là lúc Quy chế bóng đá chuyên nghiệp ra đời, trong đó có quy định: dù chưa biết ai là nhà tài trợ, VFF cũng phải công bố ngành hàng độc quyền trước giải ít nhất hai tháng để các CLB còn tránh.
Chuyện từ trước đến nay vẫn diễn ra như vậy. Các nhà tổ chức V-League sẽ được ưu tiên trong đàm phán ngành hàng và có trách nhiệm thông báo sớm cho các CLB. Không có bên nào dùng từ ngữ nhạy cảm "độc quyền", vì thực tế cho thấy, trong những năm Eximbank tài trợ V-League, các CLB vẫn được phép quảng cáo ngân hàng trên ngực áo khi đó là thương hiệu sở hữu đội bóng như SHB Đà Nẵng, Kienlongbank Kiên Giang hay Navibank Sài Gòn. C🙈hi tiết này cho thấy, dù có là "độc quyền" hay "không cùng ngành hàng", cơ sở để xem xét vẫn là điều lệ giải và yếu tố thời điểm.
Đây là điểm mấu chốt dẫn đến xu🐓ng đột giữa HAGL với VPF lần này. Khi HAGL đàm phán nhà tài trợ mới - đầu tháng 12, VPF chưa công bố điều lệ giải. Dù hợp đồng của Sâm Ngọc Linh với V-League ký ba mùa tính từ 2022, không ai bảo đảm nhà tài trợ này vẫn tiếp tục ở mùa 2023. Lịch sử V-League đã có tiền lệ nhà tài trợ của giải đấu bỏ ngang, như Kinh Đô vào 2005 (k𝐆ý ba năm nhưng chỉ thực hiện một), Masan 2019 (năm năm, thực hiện một), LS (ba năm, thực hiện hai). Vì vậy, nếu VPF không thông báo sớm ngành hàng độc quyền, HAGL được phép thương thảo với bất kỳ ai. Trong khi đó, VPF lại cho biết họ thông báo về ngành hàng độc quyền ở Hội thảo Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam cuối tháng 12 - hai tháng trước khi V-League khai mạc. Vấn đề là buổi Hội thảo đó có được xem là công bố chính thức hay không?
Ở đây, điều khoản "không cùng ngành hàng" không có gì bất thường trong hoạt động kinh doanh, đàm phán hợp đồng, vì nó phụ thuộc vào ý chí và hoàn cảnh của các bên. Đó không phải là điều khoản bắt buộc, cũng không vi phạm Luật cạnh tranh nếu xét trong bối cảnh cụ thể của vụ việc giữa HAGL với VPF. Dù là hai pháp nhân độc lập, HAGL là cổ đông và là thành viên có nghĩa v🧔ụ, quyền lợi đối với công ty VPF, chứ không phải là cạnh tranh với nhau. Hơn nữa, VPF là công ty có tính đặc thù, các nguồn thu của 🍸họ, về lý thuyết, đều quay lại phục vụ cho V-League và đóng góp cho bóng đá Việt Nam. HAGL gián tiếp hưởng lợi, nên việc họ nói VPF đưa ra điều khoản độc quyền để "o ép" là có phần khiên cưỡng.
HAGL là một trong những đội bóng có mặt ở các mùa giải đầu tiên của V-League. Bầu Đức là một trong những người khai sinh ꦗra công ty VPF. Như vậy, quan hệ giữa họ cũng là "di sản lịch sử", tương tự điều khoản "không cùng ngành hàng". Thế nên, thay vì tạo ra mâu thuẫn, đối đầu thì tốt nhất là nên cùng nhau xử lý điểm nghẽn ở hiện tại. Nói cho cùng, ai cũng có một phần trách nꦜhiệm trong vụ việc này.
Song Việt