Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã khiến các nước châu Âu không còn tự mãn hay thờ ơ trước mối đe dọa địa chính trị. Tốc độ mà Liên minh châu Âu (EU) phối hợp cùng Mỹ để áp lệnh trừng phạt Nga và cung cấp vũ khí cho Ukraine đã khiến cả thế giới kinh ngạc.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định để biến những phản ứng ban đầu của châu Âu thành chiến lược dài hạn về an ninh kinh tế và quân sự của lục địa không phải chuyện đơn giản. Các lãnh đạo EU tuần trước đã nhất trí về các mục tiêu cải thiện hệ thống phòng thủ quân sự và giảm phụ thuộc năng lượng Nga. Nhưꦅng thực hiện chúng như thế nào là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Sự khác biệt giữa các nước trong EU và nỗi sợ tổn hại kinh tế là hai trở lực chính ngăn cản quá trình thay đổi của châu Âu. Tuyಞ nhiên, hầu hết giới quan sát nhận định hướng đi của châu Âu đã được ấn định, sau khi các nước chứng kiến cuộc xung đột ở Ukraine.
"Ch🀅ừng nào dư luận còn ủng hộ mạnh mẽ cho Ukraine, các lãnh đạo châu Âu sẽ rất khó để đảo ngược lộ trình. Chúng tôi đang tiến tới mục tiêu cô lập hoàn toàn Nga", cựu thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb nói.
So với các cuộc đấu tranh trước đây của EU để tìm ra lời giải chung cho khủng hoảng, từ nợ công đến Covid-19, "đây có lẽ là lần EUꦕ quản lý khủng hoảng tốt nhất. Khi đối mặt một cuộc khủng hoảng lớn, EU ಞsẽ trở nên lớn mạnh", theo Stubb.
Hội nghị thượng đỉnh của các lãnh đạo EU tại Versailles cuối tuần trước cho thấy khu vực vẫn cần thời gian để thống nhất về những thay đổi sâu rộng. Xung đột ở Ukraine là "một tổn thương to lớn" và là động lực để "tái thiết châu Âu", theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người chủ trì hội nghị. Ông k🐭êu gọi các nước và EU đầu tư mạnh hơn cho năng lượng, quốc phò🌃ng, an ninh lương thực và các ngành công nghiệp chiến lược.
Câu hỏi ai s🌳ẽ trả tiền cho nỗ lực củng cố châu Âu trong những lĩnh vực này cho thấy nội ꧃bộ khối vẫn còn những chia rẽ. Đức, Hà Lan và Thụy Điển có chung quan điểm phản đối đề xuất của Pháp và Italy nhằm tăng ngân sách chung của EU. Các nước phía bắc muốn dựa vào nguồn lực quốc gia và ngân sách hiện có của EU.
"Mọi người đều kinh ngạc với phản ứng ban đầu nhanh chóng của châu Âu và các🦩h họ hành động cùng nhau. Nhưng giờ bạn có thể thấy một số dấu hiệu về quan điểm mâu thuẫn về việc ai sẽ gánh vác chi phí", Catherine De Vries, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Bocconi ở Milan, nói.
Những người khác n൲ói cuộc tranh luận về vấn đề này chỉ mới bắt đầu.
"Hội nghị ở ✤Versailles chỉ là cuộc thảo luận đầu tiên về xây dựng lập trường chung của các lãnh đạo đối với những ưu tiên chiến lược của châu Âu", Mujtaba Rahman, người phụ trách khu vực châu Âu của công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, cho hay. "Mục đích là để đạt đồng thuận giữa các lãnh đạo về mục tiêu và nhu cầu đầu tư. Bây giờ câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cấp vốn cho nó".
Rahman nhận định quan điểm của Đức rằn💧g mọi quốc gia đều có thể lo liệu cho chính họ là không thực sự hợp lý. "Không phải quốc gia nào cũng có nguồn tài chính giống nhau. Kế hoạch này cần quy mô cả EU", Rahman nói.
Đầu tuần này, các nước EU đã nhất trí áp thêm hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế mới với Nga, trong đó có hạn chế đầu tư vào lĩnh vực năng lượng. Các biện pháp mới không đáp ứng kỳ vọng của Ba Lan và một số nước khác, trong khi Đức nằm trong nhóm các nước 🌠ủng hộ một cách tiếp cận theo giai đoạn.
Đức là hiện thân cho cách phản ứng của 🐷EU với xung đột Ukraine, quyế🔥t đoán về một số mặt nhưng thận trọng ở những mặt khác.
Khi Nga phát động chiến dịch ở Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã gọi đây là "bước ngoặt lịch sử của lục địa", đình chỉ dự án đường ống khi đốt với Nga và thông báo chương trình đầu tư cho quốc phòng của Đức. Động thái đảo ngược chính sách của Đức còn bao gồm gửi vũ khí tới Ukraine và ủng hộ các lệnh trừng phạt của EU đối với ngân hàng Nga.
Nhưng Berlin đã dẫn đầu quan điểm phản đối trừng phạt mốꦗi làm ăn lớn nhất của khối với Nga, đó là mua dầu và khí đốt.
Các lãnh đạo châu Âu tuần trước nhất trí cắt giảm năng lượng Nga trong trung hạn. "Kế hoạch này của EU rất thực tế. Không ai xem Nga là nhà cung cấp đáng tin cậy nữa", Alexander Clarkson, giảng viên nghiên cứu châu Âu tại Đại học King ở London, ♍𒆙nói.
Một cuộc tranh luận ở Đức đã nổ ra giữa các nhà lập pháp, kinh tế, chuyên gia năng lượng và phân tích chính sách đối ngoại về việc liệu nước này có nên tẩy chay dầu khí của Nga hay không.
Đầu tuần này, Bộ 🔯trưởng kinh tế Đức Robert Habeck nói một cuộc tẩy chay hoàn toàn sẽ gây ra "thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và xã hội", vẽ ra bức tranh ảm đạm về người Đức mất việc làm, không thể được 𓂃sưởi ấm hoặc trả tiền điện. Một số nhà kinh tế Đức đồng tình với quan điểm này, nhưng một số khác phản đối, cho rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể xử lý được.
Xung đột ở Ukraine đang thúc đẩy sự trỗi dậy mạnh mẽ của một tổ chức lớn khác 🐲là NATO. Từng được Tổng thống Macron nhận xét là "chết não" năm 2019, NATO giờ được xem là tổ chức quan trọng đối với tất cả các nước thành viên ở châu Âu. Mối quan hệ giữa các nước châu Âu với chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng được cải thiện sau những căng thẳng năm ngoái về chiến dịch rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan của Mỹ.
Nhưng nhiều lãnh đạo châu Âu lo lắng về sự khó đoán của chính trị Mỹ. Pháp cho rằng châu Âu cần tăng cường khả năng quốc phòng để tự bảo vệ bản thân trong trường hợ🦂p Mỹ rút khỏi châu Âu.
"Hiện tại, châu Âu đang hợp tác với các đối tác Mỹ, nước có cam kết mạnh mẽ với lục địa này, nhưng không có gì chắc chắn về những gì mà các tổng thống tương lai của Mỹ sẽ làm", Clarkson nói.
Cuộc xung đột Ukraine cũng đang thay đổi nền chính trị châu Âu theo những cáchꦬ khác. Nó đã đưa các thành viên Tây Âu và Đông Âu xích lại gần nhau, khi các nước hợp tác cung cấp viện trợ quân sự cho Ukriane và thống nhất quan điểm về nhu cầu kiềm chế Nga. Trong nhiều năm, Ba Lan và Estonia từng cảnh báo Nga có thể là mối đe dọa chính trị với châu Âu, nhưng bị các chính trị gia ở Đức, Pháp và Italy bác bỏ, khi họ muốn tiếp t🐲ục đối thoại và hợp tác thương mại với Moskva.
Xung đột cũng giúp các lãnh đạo châu Âu củng cố 🎀được vị thế trong nước. Tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Pháp đã tăng lên trước thềm cuộc bầu cử vào tháng 4, làm tăng triển vọn🐟g về nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã giành được nhiều ủng hộ hơn kể từ bài phát biểu về "bước ngoặt lịch sử". Vị thế của Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được đảm bảo hơn nhờ những phản ứng với xun💖g đột 🔯Ukraine, sau khi ông vấp nhiều chỉ trích vì bê bối tiệc tùng giữa Covid-19.
Xung đột có thể sẽ giúp gắn kết Anh và châu Âu sau những căng thẳng về Brexit. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben W🃏allace đã thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa London với Washington và châu Âu tron꧟g nỗ lực cung cấp vũ khí cho Ukraine.
"Cuộc khủn🧸g hoảng đang nhắc nhở nước Anh về vị trí trọng tâm chiến lược của mình", Clarkson cho hay.
Thanh Tâm (Theo WSJ, WP)