Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) ngày 1/1 tuyên bố lần đầu sử dụnܫg xuồng tự sát Sea Baby lắp bệ phóng rocket tấn công chiến hạm Nga gần quân cảng tại bán đảo Crimea. Theo truyền thông Ukraine, đây là đòn phản kích được thực hiện khi chiến hạm Nga được triển khai để săn lùng xuồng tự🤪 sát của SBU.
Video do SBU công bố cùng ngày cho thấy xuồng tự sát dường như phó𒊎ng 14 quả đạn. Tuy nhiên, video không cho thấy kết quả của trận giao tranh hay thiệt hại của chiến hạm Nga.
Một số chuyên gia phương Tây cho rằng xuồng tự sát Sea Baby có thể lắp rocket nhiệt áp RPV-16, vũ khí được phát triển từ mẫu RPO-A Shmel do Liên Xô thiết kế. Súng phóng rocket nhiệt áp RPO-A Shmel có thể đánh trúng mục tiêu ở khoản🐻g cách 20-1.700 m.
Truyền thông Ukraine từng đăng ảnh một xuồng tự sát Sea Baby lắp 6 ống phóng rocket nhiệt áp RPO-A Shmel. "Việc bổ sung năng lực này là bước tiến xa hơn của Ukraine trong sử dụng Sea Baby và các xuồng không người lái khác trong đòn tấn công tự sát", biên tập viên Howard Altman của Drive nhận định.
Ukraine lần đầu sử dụng xuồng tự sát Sea Baby vào tháng 7/2023, khi SBU mở đợt tập kích nhằm vào cầu Kerch nối bán đảo Crimea với tỉnh Krasnodar của Nga. Ukraine sau đó nhiều lần sử dụng xuồng tự sát tấn công và gây hư hại cho một số chiến hạm của Nga.
Tuy nhiên, các quan chức Ukraine gần꧃ đây cho biết nước này thay đổi học thuyết sử dụng xuồng không người✃ lái. "Ukraine không có thời gian và tiền bạc để chế tạo các chiến hạm cỡ lớn. Tuy nhiên, một bầy xuồng không người lái trang bị pháo, hệ thống phòng không và làm nhiệm vụ tấn công tự sát có thể giải quyết vấn đề của cả hạm đội theo cách khác", thiếu tướng Ukraine có biệt danh Hunter nói.
Một sĩ quan Ukraine đã nghỉ hưu cho rằng Sea Baby đã trở🌜 thành nền tảng đa năng m♑à SBU tích cực sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có tập kích Hạm đội Biển Đen của Nga. Theo cựu sĩ quan này, xuồng không người lái Ukraine không còn làm nhiệm vụ tự sát nữa khi hầu hết đều trở lại căn cứ sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
"Dù điều này nghe có vẻ hấp dẫn, song trang bị tất cả n🤡ăng lực này lên xuồng không người lái tương đối nhỏ với khả năng tự chủ hạn chế có thể m♓ang lại hiệu quả đến đâu vẫn là chủ đề gây tranh cãi", biên tập viên Altman nhận định.
Lợi ích của việc gắn rocket không điều khiển lên xuồng không người lái cũng bị hoài nghi khi phương tiện cỡ nhỏ khó lòng phóng đạn chính xác trong trạng thái bập bềnh trên mặt biển. Sử dụng đạn nhiệt áp có thể giúp tăng bán kính của vụ nổ trên mặt nước, nhưng khả năng bắn trúngꦍ mục tiêu vẫn rất thấp.
Một quan chức quốc phòng Ukraine ngày 2/1 thừa🐭 nhận "rocket không đ𝓡iều khiển khai hỏa từ bệ phóng lắc lư chỉ là hỏa lực lẻ tẻ, có rất ít giá trị trên thực tế".
Nguyễn Tiến (Theo Drive, Reuters, AFP)