Bé trai được đưa🔴 vào khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, tối 14/12, xuất tiết đờm nhiều, hai phổi thông khí kém, tim nhịp nhanh, đồng tử giãn, tiên lượng nặng.
Bác sĩ Đào Việt Thắng, Phó trưởng khoa Nhi, cho biết ngay khi nhập viện, kíp tr𒁃ực cấp cứu nhanh chóng hút thông đường thở, cho thở oxy, dùng các loại thuốc vận mạnh, kháng sinh, rửa dạ dày... Ba giờ sáng 1ꩲ5/12, các chỉ số sinh tồn của trẻ mới dần ổn định.
Gia đình cho biết kꦉhông thấy bé nên đi tìm, phát hiện bé nằm bất động nổi trên mặt nước ở ao gần🍃 nhà. Gia đình vội vã vớt bé lên, hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực... Khi bé nôn ra được chút nước và cất được một tiếng khóc thì đưa đi cấp cứu tại trạm y tế xã, sau đó chuyển lên tuyến trên.
Bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện có trẻ đuối nước, cầ👍n nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách. Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không. Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt hai cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngự🤡c bên trái xem có tiếng tim đập không.
Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo cho trẻ kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái). Cách thức ép tim là theo tỷ lệ 15/2 (ép tim 15 cái thì thổi ngạt hai cái) nếu 🐷có hai người thực hiện thao tác cấp cứu, hoặc 30/2 nếu có một người thực hiện cấp cứu. Sau đó, vừa tiếp tục các động tác hồi sức cấp cứu này vừa đưa trẻ đi viện.
Nếu trẻ còn tự thở, cho nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt,🧸 giữ ấm cho trẻ, rồi nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.
Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WH🐷O), hằng năm có trên 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước, 2/3 trường hợp xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Tại Việt Nam, đuối nước cướp đi mạng sống của gần 3.000 trẻ em mỗi năm, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và gấp 1🎶0 lần các nước phát triển, chiếm trên 45% số ca trẻ tử vong do tai nạn thương tích trên cả nước.
Đuối nước là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong trẻ em dướ⛎i 19 tuổ🌜i hàng năm. Trẻ nam bị đuối nước nhiều gấp hai lần trẻ nữ.