Phong trào Bất tuân Dân sự Myanmar, một tổ chức mới thành lập, hôm nay tuyên bố các y bác sĩ nghỉ việc n✱hằm phản đối việc quân đội đã đặt lợi ích riêng lên trên dân thường, những người đang đối mặt khó khăn bởi Covid-19. Myanmar là một trong những quốc gia ghi nhận số ca tử vong ca nhất Đông Nam Á, với 3.100 trường hợp.
"Chúng tôi từ chối tuân theo bất kỳ mệnh lệnh nào mà chế độ quân sự trái phép đặt ra. Hành động mà họ thực hiện đã chứng minh họ không hề quan tâm tới những bệnh♏ nhân nghèo khổ của đất nước", trích tuyên bố của nhóm biểu 🐲tình.
4 bác sĩ xác nhận đình💯 công, nhưng không muốn tiết lộ danh tính.
"Tôi muốn binh lính trở lại căn cứ, đó là lý do y bác sĩ chúng tôi không đến bệnh viện", một bác sĩ 29 tuổi tại Yangon nói. "T♏ôi chưa biết sẽ đình công bao lâu, còn tùy thuộc tình hình".
Nhiều sinh viên và thanh niên cũng tham gia vào chiến dịch này. Chính phủ Myanmar chưa bình luận về phong trào của y ♏bác sĩ.
Quân đội Myanmar lên nắm chính quyền hôm 1/2, sau cuộc đảo chính 🐻bắt giữ Cố vấn Quốc gia Aung Suu Kyi và các lãnh đạo khác của đảng Liên༺ minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
Cuộc đảo chính khiến nhiều quốc gia lên án, trong đó có Mỹ và các nước phương Tây. Đây là đòn giáng mạnh vào hy vọng tiến lên con đường dân chủ ổn định của đất nước n🃏ghèo khó 54 triệu♑ dân.
Christine Schraner Burgener, đặc phái viên Liên Hợp🎃 Quốc về Myanmar, kêu gọi Hội đồng Bảo an "cùng nhau gửi tín hiệu rõ ràng ủng hộ nền dân chủ Myanmar". Hộ🎉i đồng đang đàm phán đưa ra tuyên bố lên án cuộc đảo chính, đề nghị quân đội Myanmar thả ngay những người bị bắt giữ.
Nhưng một quan chức ngoại giao của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho rằng rất k🎐hó để đạt được đồng thuận giữa 15 quốc gia Hội đồng Bảo an, cũng như bất kỳ hành đꦏộng nào đều cần tránh "làm leo thang căng thẳng hoặc phức tạp thêm tình hình".
Hồng Hạnh (Theo Reuters)