Thái Lan xuất phát với sơ đồ 4-4-2 kim cương. Ngôi sao sáng nhất của họ, Chanathip Songkrasin chơi ngay phía sau hai tiền đạo Supachok Sarachart và Thitiphan Puangjan. Tuy nhiên, điều đáng nói là cả Supachok (số 7) và Thit♈iphan (số 8) đều không phải là tiền đạo, mà sở trường là các tiền vệ. Trong hai người, Thitiphan là người chơi gần và thường xuyên tấn công vòng cấm, còn Supachok thường dạt ra biên và từ đó ngoặt vàꦬo trong để dứt điểm hoặc kiến tạo.
Bên phía Việt Nam, HLV Park Hang-seo vẫn áp dụng sơ đồ 5 hậu vệ quen thuộc. Cặp tiền vệ trung tâm là Tuấn Anh và Hùng Dũng, còn bộ ba tiền đạo là Quang Hải, Tiến Linh và Văn Toàn. Trong ba tiền đạo, Quang Hải xuất phát bên cánh phải nhưng thường di chuyển vào trung lộ để đóng vai trò kết nối. Ý đồ của HLV Park Hang-seo có lẽ là sử dụng những đường bóng dài nhắm vào Tiến Linh để cầu thủ này làm tường lại cho Quang Hải, n🔯gười sẽ tùy tình thế dứt điểm hoặc chọc khe cho Văn Toàn đua tốc độ.
Tuy nhiên, ý đồ này của ông Park đã phá sản khi Tiến Linh đã có một hiệp đấu không tốt. Tiền đạo của Bình Dương không che chắn được bóng và có khá nhiều pha xử lý lỗi. Việt Nam bởi vậy không thể lên bóng một cách ổn định, và buộc phải🅰 chuyển sang phương án sử dụng bóng dài. Đội bóng của ông Park cố gắng kéo đội hình của Thái Lan lên cao, trước khi các trung vệ, thường là Quế Ngọc Hải, phát những đường bóng ra sau lưng hàng thủ của đội chủ nhà cho Văn Toàn đua tốc độ với hai trung vệ không mấy nhanh nhẹn của đối thủ. Nhưng nói chung, đây là một cách chơi không mang tới sự ổn định.
Thái Lan, trong khi đó, cố gắng kiểm soát trận đấu bằng sự vượt trội về quân số ở tuyến giữa. Các cầu thủ tấn công của họ thường lùi xuống hà💯ng tiền vệ để tạo ra các tình huống nhiều đánh ít với bộ đôi tiền vệ trung tâm của Việt Nam. Trong tình huống dưới đây, cả Chanathip lẫn Phitiphan đều lùi rất sau và tạo ra một tình huống 3 đánh 2 ở trung lộ, nhờ đó, Thái Lan dễ dàng đưa bóng thoát k🍃hỏi hai tiền vệ của Việt Nam:
Một đặc điểm nổi bật trong lối chơi của Thái Lan, cũng là đặc điểm thường được nhắc tới của các đội bóng do HLV Nishino dẫn dắt, là sự linh hoạt về mặt vị trí của các tiền vệ và tiền đạo. Các cầu thủ này không bám vị trí, mà thường di chuyển một cách khá tự do để có thể tạo ra sự vượt trội về quân số ở những khu vựಌc trọng y🤪ếu. Mục đích không gì khác chính là kiểm soát trận đấu một cách toàn diện. Tình huống dưới đây là một ví dụ điển hình:
Trong tình huống trên, tiền vệ trung tâm chơiꦿ thấp nhất, Tanaboon, đã lùi hẳn xuống ngang hàng với các trung vệ của Thái Lan để hỗ trợ triển khai bóng. Cách di chuyển này của tiền vệ trụ, thường thấy ở các đội bóng của Pep Guardiola, giúp cho Thái Lan có thêm lựa chọn chuyền bóng khi triển khai, do đó có thể lên bóng một cách ổn định hơn. Yooyen, người chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm lệch phải, thì đã di chuyển sang trái, trong khi Chanathip lùi về chơi gần𒐪 như song song với anh. Người chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm lệch trái, Phitiwat, thì đã dâng cao để chơi như một tiền đạo. Có thể thấy là nếu Thái Lan đưa được bóng qua tuyến pressing đầu tiên của Việt Nam, thì họ sẽ tạo được lợi thế 5 đánh 2 ở khu vực giữa sân.
Sự linh hoạt vị trí này cũng được thể hiện thường xuyên trong những pha tấn công của Thái Lan. Trận này, Thái Lan chủ yếu tấn công ở cánh trái. Mỗi 𝓀khi Thái Lan đưa được bóng vượt qua được các tiền đạo của Việt Nam, hai tiền vệ trung tâm của họ🌃 sẽ thay nhau dâng cao để lôi kéo hoặc "ghim" wing-back hoặc trung vệ lệch của Việt Nam lại. Khi đó, khoảng trống sẽ mở ra để hậu vệ trái Theerathon khai thác hoặc là bằng những pha chồng biên, hoặc là chuyền dọc sân vào những khoảng trống sau lưng Trọng Hoàng mà họ vừa tạo ra được.
Không có gì lạ khi Supachok chính là cầu thủ gây ra nhiều khó khăn nhất cho hàng thủ của đội tuyển Việt Nam ở trận này. Những tình huống di chuyển ra biên rồi ngoặt vào của anh khiến Duy Mạnh khốn khổ. Và cũng không có gì lạ khi hai trong ba sự thay người của HLV Park Hang-seo đều liên quan tới những vị trí ở bên cánh phải của hàng phòng ngự - Văn Thanh thay Trọng Hoàng và Văn H꧑ậu thay 🍸Duy Mạnh.
Tuy nhiên, Thái Lan đã không thực sự thành công với chiến thuật không tiền đạo của mình. Việc không có một trung phong đích thực khiến họ không tạo được áp lực thường xuyên lên các trung vệ của Việt Nam. Ngoài ra, có thể thấy rõ là các cầu thủ Thái Lan vẫn chưa thực sự nhuần nhuyễn cách chơi mới. Có nhiều tình huống họ có thể đưa bóng cho những cầu thủ đang chơi ở giữa tuyến hậu vệ và tiền vệ của Việt Nam - nếu làm vậy, hệ thống phòng ngự của chúng ta chắc c♋hắn sẽ ít nhiều rối loạn - nhưng cuối cùng lại chọn chuyền dài. Ngoài ra, có cảm giác các cầu thủ Thái Lan chuyền bóng chỉ để... chuyền, chứ không phải với mục đích tꦺìm ra và khai thác các khoảng trống trong hệ thống phòng ngự của Việt Nam.
Nhưng dù sao, việc để Thái Lan kiểm soát bóng quá nhiều với Việt Nam vẫn là một vấn đề. Bởi vậy, ngay đầu hiệp 2, HLV Park Hang-seo đã có sự điều chỉnh về nhân sự. Công Phượng được tung vào sân thay Tiến Linh. Đây không phải là sự thay đổi theo kiểu người này thay cho người kia, mà sự xuất hiện hiện của Công Phượng còn kéo theo những thay đổi trong đội hình và lốꦡi chơi của đội tuyển Việt Nam. Nếu trong hiệp 1, hai cầu thủ tấn công ở cánh, là Quang Hải và Văn Toàn, thường lùi về để tạo thành hàng tiền vệ 4 người khi Việt Nam không có bóng, thì trong hiệp 2, chỉ còn mỗi Hải lùi về.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn với cách bố trí này là khi Thái Lan có thể chuyển hướng đủ nhanh, họ sẽ có rất nhiều khoảng trống ở hai bên nách của hàng tiền vệ để khai thác. Nhất là b🃏ên cánh trái (theo hướng tấn công của họ). Bình thường, các wing-back ❀sẽ là những người phải dâng lên để lấp vào khoảng trống này. Nhưng trên thực tế, lần lượt Trọng Hoàng rồi Văn Thanh đều không dám dâng quá cao, do e ngại việc Supachok sẽ có nhiều cơ hội một đối một với trung vệ lệch phải của Việt Nam.
Cũng vào đầu hiệp 2, HLV Park Hang-seo còn có một điều chỉnh táo bạo nữa, là xoay Việt Nam sang chơi với sơ đồ 4 hậu vệ khi triển khai bóng. Bùi Tiến Dũng, trung vệ lệch trái, chơi như một hậu vệ trái, để Hồng Duy có thể dâng lên cao hơn. Bản thân Trọng Hoàng cũng thường xuyên dâng cao hơn. Ý đồ của ông Park có lẽ là muốn ép các cầu♉ thủ Thái Lan phải lùi sâu hơn về phần sân nhà của họ, qua đó giảm áp lực lên hàng thủ của đội nhà.
Thay đổi này giúp Việt Nam tạo được một áp lực khá tốt lên hàng thủ của Thái Lan. Trong hiệp hai, chúng ta không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào những đường chuyền vượt tuyến từ các trung vệ nữa. Đội hình được đẩy cao hơn, và các cầu thủ tấn công đã có nhiều tình huống phối hợp tốt ngay sáജt vòng cấm của Thái Lan. Riêng Văn Toàn đã có hai cơ hội thoát xuống và căng ngang từ những pha phối hợp như thế, tiếc rằng quyết định cuối cùng của anh thường không hợp lý.
Nhưng mặt t🧜rái của việc dâng đội hình lên cao lไà phía sau xuất hiện nhiều khoảng trống hơn. Thái Lan bởi vậy đã tạo được không ít sóng gió từ những pha phản công nhanh, tiêu biểu là tình huống Chanathip chọc khe cho Phitiphan thoát xuống dứt điểm buộc thủ môn Đặng Văn Lâm phải trổ tài cứu thua. Nhưng cũng chính việc Thái Lan chỉ bắt đầu tạo được nhiều tình huống mở trong thế trận chuyển trạng thái cho thấy kế hoạch A của ông Nishino - tìm kiếm cơ hội từ khả năng kiểm soát thế trận - đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Hòa 0-0 trên sân nhà trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp chưa bao giờ có thể được xem là một thành công.
Dẫu vậy, cũng phải thừa nhận rằng Thái Lan đang có một hướng phát triển khá ổn với những con người mà họ có. Nếu HLV Nishino có thêm thời gian để rèn các học trò vào triết lý của mình, Thái Lan sẽ là một đội bóng rဣất đáng xem. Và trận lượt về, sẽ diễn ra vào ngày 19/11 tới đây, vì thế chắc chắn cũng sẽ rất đáng chờ đợi với nhiều điều để nói.
Minh Khiêm