Phát biểu tại Hội nghị triển khai văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực y dược cổ truyền tổ chức tại TP HCM sáng 20/4, thạc sĩ - bác sĩ Trần Thị Hoa Lý, chuyên viên chính Vụ Y học cổ truyền (Bộ Y tế) cho rằng, trong thời đại y♓ học phát triển vượt bậc như hiện nay thì y học cổ truyền vẫn mang lại lợi ích cho người bệnh.
Theo bà Lý, nếu y học hiện đại với máy móc trang thiết bị có thể giúp bác🌠 sĩ chẩn đoán đúng bệnh và điều trị cấp tốc những trường hợp cấp cứu; thì y học cổ truyền 🅰giúp người bệnh mang di chứng có thể trở lại đời sống bình thường.
Chuyên viên này dẫn chứng, một bệnh nhân sau phẫu thuật có thể mắc chứng bí tiểu, nếu uống tân dược chưa chắc hiệu quả; nhưng chỉ cần vài lần châm cứu có thể trở lại bình thường. Nhiều trường hợp khác, bệnh nhân bị tai🍰 biến mạch máu não, mắc di chứng liệt người. Chữa trị bằng phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp sẽ💦 giúp người bệnh có thể dần phục hồi chức năng.
Châm cứu là một trong những phương pháp điề🐭u trị của y học cổ truyền hữu hiệu cho bệnh nhân tai biến♕. Ảnh: Thiên Chương |
Thạc sĩ - bác sĩ Hà Thị Hồng Linh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM cũng thừa nhận, y học cổ truyền cần phối hợp với y học hiện đại trong khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Ngược lại, 🌠các bệnh viện đa khoa cũng nên có khoa y học cổ truyền.
"Điều này 🏅mang lại lợi ích cho người bệnh vì không phải chỉ mình y học hiện đại là có thể chữa trị lành bệnh cho bệnh nhân. Song y học cổ truyền cũng không thể tự thân làm được điều này", bác sĩ Linh nói.
Là bệnh viện tiên phong trong kết hợp phương pháp chữa bệnh hiện đại và cổ truyền, mỗi ngày Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM tiếp nhập khoản♕g 1.200 bệnh nhân đến khám. Có khoảng 300 bệnh nhân điều trị nội trú.
"Thế mạnh của chúng tôi là chữa trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân đã qua chữa trị bằng phương pháp hiện 📖đại và người mắc bệnh mạn tính như thấp khớp, tai biến và ung thư", bác sĩ Linh cho biết.
Cũng theo bà Linh, lợi thế lớn nhất của dược phẩm Đông y là ít gây phản ứng phụ. Ưu điꦕểm này giúp bệ🦄nh nhân có thể điều trị lâu dài mà hoàn toàn yên tâm.
Các chuyên gia y học cổ truyền đều cho rằng, sự phối hợp giữa Đông y 📖và Tây y trong khám và điều trị bệnh là cần t🔜hiết. Ảnh: Thiên Chương |
Hầu hết bác sĩ đại diện cho các bệnh viện chuyên khoa y học cổ truyền tại TP HCM và một số tỉnh thành phía Nam cho rằng, thảo dược rất𝓰 có giá trị trong chữa bệnh tuy công dụng chữa trị không thấy ngay. "Thực tế cho thấy, không có cách bồi bổ sức khỏe hoặc chữa trị nào bền vững mà ít gây tác hại như những sản phẩm có nguồn🐽 gốc từ thảo dược", một chuyên viên chính Viện Y học Cổ truyền nói.
TP HCM cũng là địa phương đi đầu trong việc phối hợp giữa y học hiện đại với cổ truyền. Bác sĩ Trần Hữu Vinh, Trưởng phòng Quản lý Y dược học cổ truyền (Sở Y tế TP HCM) cho biết, dược liệu từ y học cổ truyền vẫn tạo được niềm tin cho nhiều người bệnh. Thành phố hiện có 9 bệnh viện đa khoa có khoa y học cổ truyền, tuyến quận huyện cũng hầu💞 hết đã và đang thành lập khoa. Ngoài r༒a, thành phố còn có hơn 1.400 cơ sở khám chữa bệnh y dược cổ truyền tư nhân.
Để giúp các địa phương thực hiện tốt việc ph🥂ối hợp kim - cổ trong điều trị, đại diện Vụ Y học Cổ truyền cho biết, Vụ đã đề nghị xây dựng danh mục thuốc thiết yếu phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh tại các bệnh viện. Các bệnh viện cũng phải đảm bảo điều kiện điều trị nội trú, ngoại trú, đảm bảo thuốc Đông y.
Đề cao vai trò của y học cổ truyền, song các bác ꦦsĩ cũng khuyến cáo muốn dùng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, bệnh nhân nên chọn hàng có nguồn gốc rõ ràng, uy tín.
Thiên Chương
SG003827