Trong bối cảnh đất nước ta đang phát triển cả về kinh tế và xã hội để giao thương, cạnh tranh, và hội nhập với thế giới, việc đầu tư vào con người là vô cùng quan trọng. Đây có thể coi là một việc cần làm ngay để chúng ta gia tăng đáng kể sức hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ đến các quốc gia trong kh𒅌u vực và toàn cầ♍u.
Theo thuyết nguồn vốn con người (Human Captial Theory), nguồn vốn con người bao gồm học vấn, trình độ qua đào tạo trong công việc, các kỹ năng, sức khoẻ, và kết cấu gia đình. Nguồn vốn con người trong bối cảnh bài phân tích này được coi là tài sản vô hình, nhưng rất quý báu của mỗi con người và của cả nền kinh tế. Nguồn vốn con người của mỗi cá nhân thực ra là kết quả của quá trình đầu tư (vật chất, nghị lực, và thời gian) vào 💮chính cá nhân đó.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, một quy trình sản xuất hiệu qủa phải có đủ bốn yếu tố sau đây: tài nguyên thiên nhiên꧂, vốn, nguồn nhân lực, và tinh thần doanh nhân. Bài viết này sẽ chú trọng yếu tố nguôn nhân lực bằng cách cung cấp một số chiến lược đầu tư vào con người.
Trên thực tế, có những c🍎ách để một cá nhân đầu tư vào chính mình để trở thành một công dân có ích cho xã hội, một công nhân làm việc hiệu quả cho nhà máy, một cán bộ tốt cho nhân dân, hay một doanh nhân tạo nhiều công ăn việc làm cho lực lượng lao động Vℱiệt Nam.
Cách thứ nhất là đầu tư vào con đường học vấn để có bằng cấp được công nhận trên thị trường lao động. Ở xã hội nào thì người có bằng cấp cũng xin việ𒊎c dễ hơn và được trả lương cao hơn là người không có bằng cấp. Cụ thể là, nếu một người muốn có bằng cử nhân thì phải đầu tư thời gian và tài chính, và phải trả chi phí cơ hội cho bốn năm đại học. Nhưng khi có bằng tốt nghiệp cử nhân, người này sẽ có một việc làm trong tương lai với mức lương cao hơn lương tối thiểu ở Việt Nam trong suốt cuộc đời. Tương tự như vậy, nếu người này tiếp tục theo học thạc sĩ hoặc tiến sĩ sau khi đã đi làm việc được vài năm thì sẽ nhận được mức lương cao hơn mức lương cho người chỉ có bằng cử nhân mà thôi.
Chất lượng giáo dục từ bậc phổ thông trung học trở xuống ở Việt Nam là rất tốt, đặc biệt là các môn tự nhiên. Nhưng giáo dục đại học thì vẫn là một vấn đề nan giải và không thực tế. Một thực tế dễ nhìn nhận là giáo dục đại học hiện nay vẫn nặng về lý thuyết và thiếu thực tiễn. Hãy tuyển đội ngũ giảng viên, giáo sư từ các cơ quan, công ty, và các tổ chức khác nhau trên thị trường lao động để cung cấp kinh nghiệm đa dạng cho sinh viên. Đừng nên chỉ tuyển giảng viên là những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của trường. Ngoài kiến thức chuyên ngành, hãy dạy sinh viên các kỹ năng đời thường nhưng quan trọng khi đi làm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tư duy, kỹ năng phân tích, và kỹ năng giải quyết các vấn đề cấp bách. Về mặt vĩ mô, nhà nước nên có chế độ ưu đãi đặc biệt cho nhân tài để họ có cơ hội và môi trường phục vụ đất nước.Nếu chúng ta làm được những điều nêu trên thì việc đầu tư vào nguồn vốn con người sẽ hiệu quả hơn và m༒ang đến sự phồn vinh không ch💟ỉ cho một cá nhân mà còn cho cả đất nước.
Cách thứ hai để gia tăng nguồn vốn con người là các khoá đào tạo ngắn hạn về các kỹ năng tại cơ sở làm việc (theo Becker, 1962). Không có nền kinh tế nào trên thế giới bắt buộc tất cả mọi người lao động phải có bằng cấp. Cụ thể hơn, nếu ai cũng muốn có bằng cấp và muốn làm "sếp", thì ai sẽ làm công nhân và nhân viên? Công việc gì trong xã hội cũng đều nên được tôn trọng như nhau. Đó mới là tư tưởng của một xã hội văn minh. Đối với những người lao động không có đ🌠iều kiện để có bằng cấp thì việc đào tạo tại nơi làm việc sẽ giúp họ học được các kỹ năng mới để làm việc hiệu qủa hơn, an toàn hơn, và họ sẽ hài lòng với công việc hơn. Tất cả những lợi ích này sẽ giúp các công ty kiếm được nhiều lợi nhận, giúp các cơ quan trở nên hiệu qủa hơn. Chi phí đào tạo tại nơi làm việc không cao nhưng hiệu quả lại cao vì nhân viên có thể áp dụng kiến thức mới học vào công việc ngay tại chỗ. Tại các nước phát triển, đào tạo tại nơi làm việc là một phần của chiến lược tuyển dụng nhân công v🌞à cũng là một phần luật lao động mà một số công ty phải tuân thủ.
Cách thứ ba để đầu tư vào con người là sức khoẻ, bao gồm sức khoẻ thể hình và sức khoẻ tâm lý. Một trong những lý do vì sao một quốc gia phát triển hùng mạnh chính là sức khoẻ của người lao động. Về mặt kinh tế, sức khoẻ tốt dẫn đến những ngày làm việc hiệu quả, giảm tai nạn, và giảm thiểu rủi ro choܫ các công ty bảo hiểm y tế. Về m🦹ặt xã hội, sức khoẻ tốt dẫn đến tiến bộ gia đình và ổn định cuộc sống. Điều này đồng nghĩa với việc các bệnh viện ở Việt Nam cũng sẽ bớt tiêu cực và quá tải. Để có sức khoẻ tốt, mỗi cá nhân có thể tập thể dục đều đặn, sử dụng thuốc bổ nếu cần thiết, và sống lành mạnh. Tôi không phải là bác sĩ nên không có nhiều phân tích và lời khuyên về mặt sức khoẻ người lao động. Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc đầu tư vào nguồn vốn con người, mỗi cá nhân thậm chí có thể vận dụng cả ba cách như đã nêu trên cùng một lúc.
Tại các nước phát triển, sự ảnh hưởng tích cực của nguồn vốn con người vào sự thành công của con người đó và cho nền kinh tế là không thể phủ nhận được. Việt Nam chúng ta, đang trên con đường tiến tới sự phát t♛riển và phồn vinh, thì việc đầu tư vào mỗi con người trong xã hội là một việc làm chính đáng và cấp bách. Con người Việt Nam chăm chỉ với nghị lực cao sẽ làm được những gì chúng ta mong muốn.
Nhưng trước hết mỗi cá nhân cần phải nhận ra tầm quan trọng của việc đầu tư cho chính mình để tạo ra một tài sản vô hình, chính là kiến thức và kỹ năng, thứ sẽ mang lại thu nhập cao hơn và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của nền kinh tế. Đầu tư vào kiến thức an toàn và hiệu quả hơn là đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trườn💫g bất động sản, hay thị trường vàng và ngoại tệ như người Việt Nam chúng ta thường làm. Rõ ràng, chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ, và vàn✱g có thể bị xuống giá, nhưng kiến thức, kỹ năng, và nguồn vốn con người thì không bao giờ bị xuống giá.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.