Bài viết "Ba phép lịch sự gây hại cho con bạn" đang gây tranh luận trên VnExpress về phương pháp dạy trẻ của các bậc cha mẹ Việt ngày nay.
Nhiều người ủng hộ việc dạy con theo kiểu hiện đại, thực dụng của phương Tây, không bắt trẻ phải chào hỏi, khiêm tốn, nhường nhịn:
Việc bắt buộc trẻ phải làm gì đℱó có thể lấy đi sự chủ động của một số đứa trẻ, khiến c🔯ho trẻ cảm thấy ức chế, có phản ứng ngược lại với mong muốn của cha mẹ. Thay vì thế, nên dạy trẻ bằng cách trở thành tấm gương cho chúng và dạy trẻ dần dần ý nghĩa của những hành động đó. Dạy trẻ phải kiên nhẫn và nắm bắt tâm lý trẻ, người khác nói gì thì nói, không nên vội vàng ép buộc trẻ đi ngược lại tính cách.
Khiêm tốn quá mức như kiểu tự hạ thấp mình so với người khác (thay vì khen đối phương), sẽ khiến trẻ tự ti. Chia sẻ với người nhỏ tuổi hơn kiểu "cứ nhỏ tuổi hơn phải nhường" thì khi đó sẽ hình thành thói ỷ lại. Còn chào hỏi người lạ có thể tiêu cực 🉐nếu trẻ có sẵn bản tính phòng vệ. Ngày nay, chúng ta đang hội nhập, cứ giữ mấy lễ nghĩa cổ hủ đấy thì đừng mong con bạn phát triển như con các nước khác. Người Nhật giờ cũng tiếp thu nhiều thứ hay từ phương Tây, dù họ cũng là nước phương Đông như mình.
Bạn𒁃 vẫn có thể dạy con nhường đứa bé hơn, đó là hành động nhân văn nhưng không phải trước mặt nó quát bảo bắt nhường. Phải làm sao để trẻ tự động nhường em một cách vui vẻ. Bạn vẫn có thể dạy con chào hỏi người lớn, nhưng không phải ra lệnh mà bằng cách nào đó để bé tự nguyện. Trẻ có thành tích hoặc hành động tốt cũng cần được động viên nhưng đừng đưa bé lên mây xanh hoặc tạo 𒐪áp lực kiểu thế này ăn thua gì, cần phải phấn đấu hơn nữa, sẽ làm trẻ thiếu tự tin, đặc biệt trẻ cực kỳ ức chế khi bố mẹ mang bạn bè ra so sánh hơn kém này nọ để làm gương bắt con phải cố gắng theo.
Thương con thì đừng bắt ép con phải có lối suy nghĩ cổ hủ như chúng ta đã từng bị cha mẹ dạy bảo theo kiểu bắt buộc. Thời buổi này, cuộc sống không như lúc trước, áp lực rất nhiều. Nếu bắt con phải thế này, phải thế nọ, mà lỡ con mình kỹ năng sống kém sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhiều trẻ lúc nhỏ bị 🐻như thế này, sau khi lớn ꦛxíu hay có suy nghĩ tiêu cực.
Nếu đã là bậc cha mẹ thì nên có trách nhiệm hướng dẫn con cái những điều nên làm chứ không phải là bắt, ép, buộc. Muốn con cái tâm phục khẩu phục và không cảm thấy bị ức chế thì đó là do bản lĩnh của ba mẹ nữa. Chứ đứa trẻ đâu phải tự nhiên mà biết hết được? Muốn trẻ khôn ngoan thì cha mẹ cũng nên khôn ngoan đã. Hãy làm cho trẻ thấy được côn🍸g bằ♏ng và có lý trong các tình huống.
Tuy nhiên, không ít ý kiến lại cho rằng, mỗi quốc gia có một nên văn hóa và lối sống riêng, không thể mang ra áp dụng cho nước khác:
Việt Nam và một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... có nền văn hóa và lối sống đã hình thành từ lâu, chúng ta sống theo văn hóa tổ chức hàng xóm láng giềng, anh em bạn bè. Coi trọng lễ nghĩa, kính trên nhường dưới và sự khiêm tốn sẽ làm chúng ta có thể dễ dàng nói chuyện với người xung quanh hơn. Mặt khác, thể chất của chúng tꦓa cũng hoàn toàn khác với phương Tây. Tư duy và suy nghĩ của trẻ em phương Tây luôn trưởng thành🍸 sớm hơn hẳn so với trẻ em các nước châu Á, nhưng sẽ nhanh chóng trở nên già hơn vì dòng gen là khác nhau rất nhiều.
Vì vậy, không phải cái gì của khác văn hóa đất nước này cũng có thể áp dụng được lên đất nước khác. Thật sai lầm khi bạn để con mình gặp người lớn không chào mà chỉ nhìn bằng ánh mắt lầm lỳ; thật sai lầm khi để con cái không biết khiêm tốn và đứa trẻ đó khi lớn lên cho mình luôn là đúng. Vậy thì sự khoác lác, kênh kiệu của trẻ sẽ vô tình đánh mất rất nhiều cơ hội giao lưu bạn bè hoặc học hỏi được rất nhiều từ người giỏi hơ꧒n nếu khiêm🦩 tốn.
Nhiều người cứ máy móc áp dụng. Tốt nhất, nên dạy con lịch sự với đúng người, nếu vài lần trẻ chào mà người ta không hồi đáp thì lần sau miễn bàn đến, không cần thiết phải chào nữa. Chứ trẻ con thấy người lớn mà mắt cứ giương lên chờ người ta chào mình trước thì thật chối. Hơn nữa, dạy con lễ phép và lịch sự là điều nên làm trong xã hội bây giờ. Dạy con hãy lịch sự với đúng người là điều nên làm, đừng cân nhắc theo một phương pháp nào cả, cái nào phù hợp thì làm, Âu - Mỹ c📖hưa hẳn đã hay hết mà phương Đông chưa hẳn đã dở.
Cái này gọi là khác biệt văn hóa Đông Tây, chúng ta không nê🐻n máy móc rập khuôn. Thực tế, bên Tây, con nít gặp người lớn lạ vẫn gật đầu xã giao. Chỉ là xã giaꦗo, không thân thiện, không gần gũi, không cho thông tin. Đã là cách cư xử lịch thiệp thì Tây hay ta đều đúng vì nó là chân lý.
"Người biết điều sẽ gặp nhiều may mắn, người không biết điều sẽ gặp nhiều cay đắng". Khiêm ▨tốn là đức tính rất cần thiết, nhất là khi ra ngoài tiếp xúc với xã hội, ở các nước Á Đông như Việt Nam. Nền văn hoá phương Tây khiến con người ta cảm thấy bình thường trước sự kiêu ngạo của đối phương, còn người châu Á (đa phần) không thế. Đừng nên áp đặt những tiêu chuẩn của một nền văn hoá này sang một nền văn hoá khác. Đó là điều rất khó.
Nếu những đứa trẻ không được hướng dẫn thế nào là kính trên nhường dưới, thế nào là kh𓃲iêm tốn, thế nào là sẻ chia, thì khi lớn lên sẽ trở 💦thành con người ích kỷ, không có lễ nghĩa. Chẳng phải tình nghĩa là điều con người chúng ta luôn mong muốn nhận được từ người khác sao? Còn với tôi, không nên áp đặt trẻ, tuy nhiên khiêm tốn, lễ phép, biết chia sẻ, là những đức tính tốt cần phải dạy cho trẻ. Nó không ảnh hưởng tới việc phát triển của bản thân trẻ sau này, thậm chí còn giúp nó trở thành một con người phát triển toàn diện hơn﷽.
>> Quan điểm của bạn về việc dạy con thế nào? Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.