Sách giáo khoa về bản chất là phương tiện truyền tải tri thức mà đối tượng hướng tới là con trẻ ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng m♏ột điểm thú vị khác nữa: sách giáo khoa không chỉ được thiết kế và dành riêng cho trẻ em...
Lợi ích của chủ trương "một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa" ai cũng có thể nhìn ra: tận dụng được nguồn chất xám, vốn xã hội từ các tổ chức, cá nhân tâm huyết với giáo dục; đa dạng hóa phương pháp giảng dạy; không còn cảnh "độc quyền" từ riêng nhà xuất bản nào; giá cả cạnh tranh; phụ huynh, học sinh sẽ có n♐hiều lựa chọn hơn...
Tất cả những điều đó hướng tới ý nghĩa sâu xa nhất phꦦạm trù xã hội hóa trong giáo dục, là tiền đề của một nền giáo dục khai phóng, đề cao sáng tạo.
Nhữn꧟g lo lắng về sự phức tạp khi thi cử nếu có nhiều bộ sách giáo khoa, chẳng hóa ra bản chất việc học hiện vẫn chỉ bó ở góc độ hẹp: học để thi? Hay quan điểm gạt bên ngoài ý kiến, đóng góp của phụ huynh, học sinh chẳng phải đã phủ nhận đi tính đa nguyên, tự do trong giáo dục?
Vậy nên cần nhìn vào xu thế thực tiễn, yêu cầu của ngành nghề cũng như kinh nghi🧸ệm từ những nền giáo dục tiên tiến để có thể áp dụng vào việc biên soạn, phát hành sác⭕h giáo khoa ở ta.
Chúng ta đã chứng kiến sự phát triển "thần kỳ Nhật Bản" hay "kỳ tích sông Hàn". Cội rễ sâu xa, họ đã vượt qua được tư tưởng lợi ích cục bộ, những "nếp hằn" tư duy giáo dục xưa cũ, đã tồn tại hàng thế kỷ để sản sinh ra thế hệ những con người tự c🍃hủ, năng động, kỷ luật và giàu chuyên môn.
Tôi thích liên tưởng những cuốn sách giáo khoa trong thời đại Thế giꦚới phẳng kia sẽ là những "cây cầu tri thức", gợi mở và định hướng cho con trẻ hơn là quan niệm về chúng tựa như một "chiếc khuôn".
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.