Tin giả (fake news) ngày càng trở nên tràn lan do sự thiếu kiểm soát và nhận thức yếu kém của một bộ phận người dùng mạng xã hội. Bên cạnh đó,꧒ tin giả đôi khi được tạo ra nhằm đạt được một số mục đích cá nhân hoặc liên quan đến các vấn đề chính trị và văn hoá. Một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts đã chứng minh sứ🅘c hút của tin giả so với tin thật: tỉ lệ chia sẻ cao hơn 70% và tốc độ lan truyền nhanh hơn gấp 6 lần.
>> Video nhảm 'câu view' 🅷lên ngôi vì người xem ngày càng dễ dãi
Đọc hiểu truyền thông là bộ môn giúp người học nhận thức được ảnh hưởng của truyền thông đại chúng trong cuộc sống và xã hội. Kết quả của môn học này giúp chúng ta phát triển tư duy phản biện đối với thông tin từ các phương tiện truyền thông, qua đó đưa ra quyết định t💖iếp nhận và chia sẻ chúng. Con người trong thời đại Internet ngày càng kết nối với nhau bằng nhiều cách. Mỗi cá nhân vừa là ngườ𓆉i nhận tin, người truyền tin và đồng thời cũng là người tạo ra thông tin. Trong thế kỷ 21, đọc hiểu truyền thông là kỹ năng cần thiết đóng vai trò như tấm khiên bảo vệ chúng ta khỏi tác hại của những thông tin không chính xác.
Chính vì điều này, ngày càng nhiều quốc gia đã và đang đưa đọc hiểu truyền thông vào chương trình giáo dục. Australia là quốc gia tiên phong ứng dụng đọc hiểu truyền thông trong chương trình giảng dạy từ mầm non đến hết lớp 12. Tại Thuỵ Điển, học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 sẽ được học cách đối phó với tin giả; trong khi đó, nhiều trường đại học tại Anh cung cấp c꧋ác khoá học online miễn phí về vấn đề này. Ở Châu Á, Philippines là quốc gia tiên phong trong việc phổ b🍸iến môn học này vào trường học.
Nền giáo dục Singapore cũng đang nỗ lực để lồng ghép các 🦂kỹ năng đọc hiểu truyền thông vào các môn học tại trường. Vào tháng 3 vừa qua, chính phủ Singapore đã công bố sẽ triển khai chương trình giảng dạy mới nhằm trang bị kiến thức cho học sinh cấp 2 để nhận biết tin giả và phân biệt giữa các bài báo sự kiện với bài viết ý kiến. Sáng kiến này nằm trong nỗ lực nhằm chống lại tin giả và xây dựng xã hội thông minh của chính phủ Singapore. Hầu hết các chương trình liên quan đến đọc hiểu truyền thông đều hướng đến đối tượng học sinh – sinh viên, những người chịu ảnh hưởng nhꦏiều nhất từ sự phát triển của công nghệ và thường xuyên tiếp xúc với thông tin từ mạng xã hội.
>> Tôi không🎐 hiểu học sinh học tích phân, lượ♊ng giác để làm gì?
Với tốc độ hội nhập nhanh chóng, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tin giả. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam lọt top 10 nước có lượng người dùng Facebook và Youtube cao nhất thế giới. Người dùng mạng xã hội tại nước ta cũng đang có xu hướng trẻ hoá theo từng năm. Một khảo sát năm 2018 của Vietnet-ICT, tổ chức phi chính phủ, được thực hiện trên 420 học sinh tại 12 tỉnh thành. Kết quả khảo sát cho thấy có 67% học sinh từ 3 đến 12 tuổi sử dụng Internet. 75% trong số đó không nhận thức được các mối nguy hiểm tiềm năng từ việc sử dụng mạn✱g xã hội.
Những con số kể trên cho thấy việc đưa môn đọc hiểu truyền thông vào chương trình giáo dục tại Việt Nam đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Tương tự virus, tin giả với sự lan truyền nhanh chóng và biến đổi phức tạp tấn công vào sức đề kháng của con ngườ🔴i. Đã đến lúc chúng ta nên nghiêm túc thảo luận về sự cần thiết để đưa đọc hiểu truyền thông vào chương trình giáo dục nhằm tăng sức đề kháng chống lại tin giả cho thế hệ trẻ Việt Nam.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.