Tôi có đọc vài bài gần đây về nuôi dạy con từ trong thai nghén, từ mấyꦡ tháng tuổi... Tôi đọc vài🧸 ý kiến chê trách nào là tước đi tuổi thơ của con, con chỉ nhớ về tuổi thơ qua chữ "học" và tự hào là mình nuôi con tự nhiên. Làm tôi liên tưởng đến những đôi co về topic có một thời sốt xình xịch "sữa mẹ".
Ai cũng biết sữa mẹ là tốt. Nhưng không có bằng chứng nào chứng minh được sữa mẹ là thuốc tiên, có thể chữa bách bệnh. Ai cũng biết nuôi con phát triển tự nhiên là tốt, nhưng tự nhiên 100% (cha mẹ cứ để kệ con làm𝓰 gì làm, chơi gì chơi, không cần để ý) thì có tốt không?
>> 'Tư duy người nghèo' lơ lửng trong gia đình Việt
Cần phải hiểu, sữa mẹ tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời vì nó giúp tăng khả nă♎ng miễn dịch cho bé, một chút khả năng kháng khuẩn, còn về dinh dưỡng thì chưa chắc có thể so với sữa công thức. Sau 6 tháng, khả năng miễn dịch giảm dần, sữa mẹ cũng mất dần dinh dưỡng, không đáp ứng💞 được nhu cầu của trẻ, thì nên kết hợp cả sữa mẹ và sữa công thức. Nên nhớ, sữa mẹ chỉ có "một chút" khả năng kháng khuẩn, chứ không phải là thuốc kháng sinh. Có thể dùng sữa mẹ để tắm thì được chứ dùng để chữa vết thương thì không nên, đặc biệt nếu đã qua 6 tháng. Chẳng phải đã có quá nhiều trường hợp vì lạm dụng sữa mẹ mà gây hại đến trẻ hay sao. Tương tự với nuôi con tự nhiên.
Thế nào là tự nhiên? Tự nhiên là mặc kệ trẻ? Không phải, tự nhiên là không can thiệp vào thiên hướng của trẻ. Tự nhiên nhưng phải có hướng dẫܫn. Ví dụ trẻ thích tô màu, không thích đọc sách thì không ép trẻ đọc sách. Trẻ thích chơi piano, không thích chơi violon, thì không ép trẻ chơi violon. Chứ không phải nuôi con tự nhiên là bảo con "con đi chơi đi" nhưng chơi gì thì bố mẹ không quan tâm.
>> 'Chê nhà trư﷽ờng dạy nhồi nhét nhưng luôn muốn con là thần đồng'
Con bạn th𝕴ích nghịch nước, bạn để cháu vào buồng tắm mở nước máy lên nghịch, bạn nghĩ như thế là tự nhiên là tốt. Sao không nghĩ xa hơn, cho con đi học bơi. Cháu vừ༒a phát triển tự nhiên (vẫn được nghịch nước đó thôi), lại vừa rèn luyện sức khỏe và có thêm kĩ năng cần thiết sau này. Bạn nghĩ rằng bạn để kệ con như thế là tốt. Thật ra là ngược lại. Trẻ từ 0-5 tuổi có nhu cầu học hỏi và khả năng tiếp thu rất cao.
Bạn cứ quan sát con bạn xem. Khi con làm được gì mới sẽ rất vui vẻ. Khi con học đ💎ược điều mới, bé thường khoe người khác và tự hào. Giúp con thỏa mãn nhu cầu học hỏi mới là đúng.
Tôi hoàn toàn đồng ý với những ý kiến nói rằng chỉ tạo điều kiện chứ không ép. Nhưng một số bậc cha mẹ lại đánh đồng "không ép" với "không tạo điều kiện". Nhiều phụ huynh biện hộ là cứ để các cháu làm những gì các cháu thích. Nhưng nếu không cho các con thử, làm sao bé b🌌iết mình thích cái gì? Phụ huynh chỉ cho con quanh quẩn vầy nước, nghịch đất cát, tránh quyển sách càng xa càng tốt, thì làm sao các cháu biết mình thích đọc sách? Không cho các cháu tiếp xúc với các nhạc cụ, làm sao các cháu biết mình thích âm nhạc? Đó là một trong lý do tại sao người ta vẫn có khái niệm "nhà nòi".
>> 'Tư d𒐪uy người nghèo' - lỗi cha mẹ 'lập trình' tương lai cho con cái
Ví như những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghệ thuật, được tiếp xúc với nghệ thuật từ nhỏ nên phát hiện ra sở thích cũng như năn𝔉g khiếu sớm và phát huy. Con nhà kinh doanh thì cũng lanh lợi giỏi xoay xở như bố mẹ. Con cái các ông bà giáo sư được tiếp xúc với kiến thức, sách vở từ sớm nên cũng thường có trí tuệ vượt trội. Gen di truyền ở đây phải hiểu là cả phần cứng (bẩm sinh) và phần mềm (tiếp xúc, quan sát trong môi trường gia đình). Đừng tước đi cơ hội của trẻ.
Ở Việt Nam thanh thiếu niên thường ít biết mình muốn gì, vì có được tiếp xúc đâu mà biết. Nên chỉ có thể 🦹chạy theo thời thế. Không ít người 40, 50 tuổi có tiền, có điều kiện được tự làm theo ý mình mới phát hiện ra sở thích của mình. Tất nhiên chẳng bao giờ là muộn nhưng như thế có đáng buồn và đáng tiếc quá không? Hỡi các bậc cha mẹ, nếu cá๊c con thích nghịch nước, hãy cho con tập bơi, nếu con thích chạy nhảy, hãy cho con tập thể thao; nếu con thích ngồi một chỗ, hãy cho con một quyển sách, một cây bút; nếu con thích ca hát, hãy thử cho con chơi 1 nhạc cụ... Hãy để con bạn có những hoạt động không những vui vẻ mà còn có ích nữa. Tại sao không?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.