Tôi là một cựu sinh viên khoa Kinh tế của một trường đại học top đầu cả nước. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ về một bất cập trong câu chuyện "phổ cập đại học" ở nước ta. Hồi còn đi học, có thể nói tôi là một trong những sinh viên có thành tích bết bát nhất của trường. Không biết các trường khác như thế nào,🐠 nhưng nơi tôi học, tấm bằng đại học gần như bị thương mại hóa.
Việc kiểm soát chất lượng đào tạo ở trường tôi dường như rất tệ. Suốt bảy năm đại học, tôi hầu như không học bất cứ thứ gì, chỉ cắm đầu vào game, yêu đương và những thứ vô bổ khác. Thế nhưng, không thể hiểu được vì sao một sinh viên không học hành gì như tôi lại vẫn có thể tốt nghiệp ra trường được với tấm bằng cử nhân loại Trung bình - Khá.
Ra trường mà không có định hướng, tôi cảm giác như trường đại học đã gián tiếp lấy đi tuổi trẻ của mình, bằng việc cho tôi ngồi vào một cái ghế mà lẽ ra mình không bao giờ nên ngồi vào. Và tôi biết là không chỉ một mình tôi, còn rất nhiều bạn sinh viên khác cũng đã và đang đánh đổi tiền bạc và thời gian tuổi trẻ, để lấy một tấm giấy mà có khi mình không bao giờ dùng đến, để đánh đổi một cái danh "sinh viên trường này, trường kia" - thứ càng ngày càng trở nên "không có giá trị".
Để rồi giờ đây nhìn lại, tôi tự hỏi mình nhận lại được gì sau bảy năm thanh xuân cùng hàng trăm ♋triệu đồng tiền học phí - một cái giá quá đắt?
>> Phổ thông nhồi nhét, đại học nhàn tênh
Thực ra, một phần lý do khiến tôi không muốn học là bởi nội dung chương trình quá nhàm chán. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế nhưng tôi phải lãng phí hàng năm trời cho những môn Triết học, bỏ hàng trăm giờ học ra để nghiên cứu những vấn đề mà các môn học này đề cập. Với tôi, đó là một sự lãng phí chất xám.
Đồng ý rằng các môn học này đều là cần thiết, nhưng tôi nghĩ nó cần được đưa ra bàn luận, nghiên cứu một cách chuඣyên sâu, chứ không phải dạy đại trà trên giảng đường đại học. Những kỹ sư, bác sĩ... thực sự không cần đến những điều đó lúc này. Quan điểm cá nhân của tôi là trường đại học, nhất là với một trường về kinh tế, những môn học này chỉ làm tăng áp lực học tập và giảm năng lực chuyên môn của sinh viên.
Tôi mong những điều tôi chia sẻ trên đây sẽ nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến, cùng tranh luận để tìm ra giải pháp tốt nhất, cải thiện chất lượng dạy và học ở bậc đại học tại Việt Nam. Có như vậy, thế hệ con cháu chúng ta mới giữ được niềm tự hào về quãng đời sinh viên, chứ không phải hụt hẫng sau khi ra trường như tôi lúc này. Tôi mong chờ vào một nền giáo dục tốt hơn, có tín🤡h chọn lọc cao hơn, khi ấy chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi chọn đúng con đường để thành🌳 công.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.