Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, có bài viết chia sẻ, cho rằng mỗi cá nhân người Việt cần có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng:
Troꦯng đợt học tập tại Singapore, tôi có một kỷ niệm khó quên. Lớp chúng tôi có sự tham gia của nhiều cán bộ lãnh đạo bộ ngành và giảng viên các học viện lớn.
Trong ngày đầu tiên nhập học, một anh bạn đồng môn thấy biển đề "No smoking" trong khu♐ôn viê♓n trường. Anh lẳng lặng tìm một khoảng không gian bên ngoài, nơi có những tán cây to và ít người qua lại để hút thuốc lá.
Khoảng một tiếng sau, có người đến báo anh bạn của chúng tôi đ🎃ã bị cảnh sát môi trường bắt và phải chịu một hình phạt khá nghiêm khắc.
Một câu chuyện khác do người bạn tôi kể lại, cũng🐈 một lần sang Singapore, chị cùng với mấy người khác vừa đi dạo trên hè phố vừa bóc kẹo ăn. Tiện tay c⛦hị vo viên tờ giấy bọc kẹo chỉ còn to bằng hạt lạc và thả xuống dưới chân.
Đột nhiên có một cô bé khoảng 8 tuổi chạy theo trả lại cái vỏ giấy kẹo chị vừa vứt cùng câu nói: Cô đã làm rơi cái gì nà🍰y? Trong ý niệm của đứa trẻ, không có chuyện người lớn xả rác mà chỉ đơn thuần là việc sơ ý làm rơi vật gì đó.
Singapore là quốc đảo đã làm được điều kỳ diệu, đó là sự "vụt lớn" của cả quốc gia. Thuở đang là một phần của Ma♏laysia, quần đả🐈o này lạc hậu, nghèo đói, không có tiềm năng, thế mạnh gì để phát triển.
Tại khu triển lãm quốc gia, chúng tôi đã được xem những bức ảnh, những video của thời kỳ lập quốc, không thể hình dung nổi đó chính là khởi đầu của một quốc gia văn minh như hiện nay🍷. Theo như hướng dẫn viên, các vị lãnh đạo quốc gia đã chắt chiu, tận dụng từng cơ hội phát triển, tập trung và quyết liệt để thực hiện bằng được nhữ🐠ng mục tiêu trọng yếu mang tầm chiến lược.
Nhưng có lẽ, thành công lớn nhất của quốc đảo sư tử chính là đã tạo ra được một thế hệ những công dân có ý thức tự giác cao, những người biết thượng tôn pháp luật và có trách nhiệm với cộng đồng.
Anh bạn tôi bị cảnh sát môi trường nước bạn bắt phạt vì quy định cấm hút thuốc lá tại các điểm giải trí công cộng, một người dân nhìn thấy sự vi phạm của anh nên đã g💟ọi điện báo cảnh sát.
Cô bé 8 tuổi "trả lại" cái vỏ bọc kẹo vì không chấp n🍷hận có rác hoặc vật gì đó làm ảnh hư♋ởng đến sự sạch sẽ của vỉa hè đường phố.
Ở Việt Nam có câu "Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm". Câu thành ngữ chỉ những người luôn🐠 tranh thủ lúc vắng người giám sát để quậy phá hoặc làm càn. Đằng sau đó là sự lên án ý thức thiếu tự giác, thiếu trách nhiệm.
Tiếc thay, hành vi này ở Việt Nam lại khá phổ biến. Rõ nhất là trong việc chấp hành luật lệ giao thông. Sẽ khó có một thế hệ văn minh trong ứngᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ xử và hành vi văn hoá khi tham gia gia♛o thông, nếu bài học tuân thủ luật lệ giao thông của các con bị chính các bậc phụ huynh thị phạm theo hướng "ngược lại".
Tôi từng nghe một ống bố quát con: "Đừng dạy khôn tao" khi đứa trẻ nhắc bố đừng vượt đèn đỏ. Tôi cũng từng thấy dưới tấm biển đềꦆ " Cấm đổ rác" là những đống rác to lù lù.
Tại các cơ quan công quyền, tình trạng: bảo gì làm nấy, nhắc đâu sửa đấy khá phổ biến. Khi ông chủ tịch TP HCM phải🐠 than thở "không dám ký vì xấu hổ" ấy là bởi nhiều thuộc cấp của ông đã thiếu trách nhiệm với ng🦋ười dân, với doanh nghiệp, đằng sau đó là sự thiếu trách nhiệm với cả cộng đồng.
Trong một cơ quan, tổ chức, tình trạng "đèn ai nấy rạng, thân ai nấy lo" đã khiến những giá trị văn hoá công sở bị xói mòn, thậm chí ✃bị triệt tiê🦄u vì sự thiếu tự giác, vô trách nhiệm của khá nhiều công bộc khi thực thi nhiệm vụ.
Điều đáng nói là, dù không tự giác, thiếu tr♏ách nhiệm, nhưng những người như vậy có khi lại đ🅷ược đánh giá là "khôn ngoan, khéo léo", tránh được tình trạng "ách giữa đàng quàng vào cổ", "ôm rơm nặng bụng"...
Hậu quả của việc thờ ơ, lãnh đạm, coi việc người khác không phải việc của mình, thấy sai không dám nói, thấy xấu không dám đấu tranh là rất nghiêm trọng. Nó tạo nên một xã h😼🅷ội mà ở đó, sự gắn kết cộng đồng sẽ rời rạc.
Truyền thống văn hoá "Thương người như thể thương thân, nhường cơm, sẻ áo, lòng nhân mới là..." sẽ bị thay thế 🐠bằng chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Sự vô cảm, bàng quan trước các bất côngꦇ, tàn nhẫn sẽ thay thế lòng bác ái, nhân từ.
Trong khi để phát triể𒉰n bền vững, cần phải dựa vào nguồn lực nội sinh, và nguồn lực ấy chỉ được hình thành từ chính những giá trị văn hoá tốt đẹp. Thiếu trách nhiệm với cộng đồng sẽ làm suy yếu, xó♒i mòn, thậm chí triệt tiêu cội rễ của sự phát triển bền vững ấy.
Hơn bao giờ hết, trách nhiệm với cộng đồng p💦hải được coi như là phương châm, là hành động, là bài học suốt đời cho mỗi người dân Việt Nam trong bối cảnh hiện na🍨y.
>> Bài viết cùng tác giả: 'Con khỉ thứ 100' và sự xuống cấp của văn hoá
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.