Xung quanh câu chuyện "Công Phượng ngồi ngoài và sự phũ phàng của nhiềꦆu người Việt", độc giả Dan Thierry chia sẻ quan điểm về việc xuất ngoại của tiền đạo xứ Nghệ:
Nếu Công Phượng chơi tốt, cầu thủ Việt Nam sẽ có cơ hội để các nhà môi giới tìm tới xem xét và giới thiệu ra quốc tế. Nhưng đó là chuyện tương lai nếu Công Phượng t🔯hành công.
Trong thương mại, khi doanh nghiệp tung ra một sản phẩm mới trên thi trường, họ cũng thuờng phải chào hàng, quảng cáo bằng 💙cách cho khách hàng dùng thử miễn phí, mà giới thương mại hay gọi là "hàng mẫu", cho chứ không bán và được ghi rõ trên bao bì. Với hàng cao cấp, giá cao thì có không có chuyện mở cửa cho khách hàng dùng thử, chạy thử.
Trong bóng đá cũng vậy, để mua bán hẳn một cầu thủ đã nổi tiếng và có tài thực sự thì vi🐎ệc ký hợp đồng vô cùng dễ dàng. Còn với những cầu thủ trẻ mới ra lò thường được cho mượn với hợp đồng mua đứt sau thời gian thử việc. Cũng có trường hợp cầu thủ đã có tên tuổi, nhưng không thành công ở đội A và được đem cho đội B mượn trước khi mua hẳn, vì họ cũng lo ngại rằng cầu thủ này không hợp với lối chơi của đội mình.
>> Công Phượng và 'hiệu ứng ngược' khi xuất khẩ🦂u cầu thủ Việt
Tuy Công Phượng quá nổi tiếnﷺg (ở Việt Nam) và xuất ngoại như một "hàng mẫu" để giới thiệu với quốc tế về cầu thủ Việt, nhưng điều này đ♑ã không được nói cho đúng cách khiến nhiều người khó chịu và vô tình khiến Công Phượng bị vạ lây. Nếu công bố rõ ràng bản hợp đồng của Công Phượng với mức lương và bên chi trả thì có lẽ Phượng sẽ được mọi người thông cảm hơn.
Dù sao, việc đem Công Phượng đi làm mẫu kiểu đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiền đồ của cầu thủ này. Tuổi chơi bóng của cầu thủ không dài, cứ đi thử triền miên kiểu đó, d🍸ù có được trả lương hậu hĩnh đến đâu đi nữa cũng sẽ làm thui chột tài năng do không được chơi bóng thường xuyên.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.