Xung quanh bài viết "Sĩ diện phụ huynh", nhiều ﷽độc giả VnExpress đã có chia sẻ về những bất cập trong việc giảng dạy cũng như đánh giá học sinh của gia đình và nhà trường:
Bạn Hồ Lê nhận định ngành giáo dục đang quá coi trọng chuyện thành tích và có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh khá giỏi với những em có học lực yếu kém:
Tôi từng thấy rất nhiều ngôi trường có riêng một lớp chọn, từ lớp một cho đến lớp 12. Dễ thấy tiêu chí lớp chọn chính là tập hợp những thành phần học sinh ưu tú đ𓄧ược lựa chọn từ trên xuống. Nhưng chưa từng thấy một trường nào lập riêng một lớp chuyên dành cho các em học s🌊inh được xếp hạng từ dưới lên. Ngành giáo dục nói chung và các trường học nói riêng không đánh giá hết tính chất đặc biệt của lớp học sinh cá biệt. Gần như ý thức nhà giáo chỉ nhằm ứng dụng vào các em học lực khá, và với những học sinh cá biệt thì chủ động lảng tránh hoặc tìm cách đẩy nó ra một môi trường khác.
Dạy một học sinh khá thành một kỹ sư tốt có đủ bù lại một kẻ phá hoại không? Dạy một học sಞinh khá giỏi và một học sinh kém thì cần ưu tiên đối tượng giáo viên có trình độ sư phạm giỏi hơn cho đối tượng nào? Vậy nên, ngay từ đầu, việc đánh giá trình độ giáo viên thông qua tỉ lệ thành tích của học sinh đã là một sai lầm. Giáo viên chỉ nên giúp nhà trường và phụ huynh phân loại trình độ của học sinh, từ đó phối hợp với nhà trường để đưa ra định hướng giáo dục để cải thiện hoặc nâng cao.
Trong khi đó, độc giả Hophop lại cho rằng chính các phụ huynh cũng đang có những suy nghĩ lệch lạc về năng lực học tập của các con:
Ngày cuối cùng của năm học, tôi đi đón đứa con trai 3 tuổi của mình. Vì là buổi cuối nên tôi cố tình đến sớm đợi con vì mọi hôm con luôn phải đợi mẹ về. Có rất nhiều phụ huynh cũng đợi như tôi. Rất nhiều người nói về chuyện giấy khen, chuyện qu💝à cáp cho cô giáo, còn vài phụ huynh im lặng, có lẽ họ nghĩ con mình không được giấy khen.
Lũ trẻ ùa ra, vui mừng vì được bố mẹ chờ. Có một bà mẹ chưa kịp chào con đã hỏi luôn: "Con có đưไợc giấy khen không?". Đứa trẻ hồ hởi trả lời: "Có. Con được giấy khen môn đạo đức". Người mẹ gắt hỏng một cách rất coi thường: "Tưởng gì, khen môn đạo đức thì khen làm gì, chứng tỏ con học dốt". Đứa trẻ hoàn toàn im lặng. Và tôi vẫn nghe những âm thanh, câu hỏi tương tự từ những vị phụ huynh khác: "Con có được giấy khen không?"...
Vậy giấy khen để cho ai? Cho con hay cho bố mẹ? Không phải các cụ vẫn dạy chúng ta "tiên học💟 lễ, hậu h꧂ọc văn" sao? Những đứa trẻ đáng thương quá!
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.