Nhiều bạn đọc VnExpress nêu ý kiến quanh việc người Việt ở nước ngoài về Việt Nam chống dịch. Độc giả Nhung Pham chia sẻ:
"Các du học sinh mắc kẹt ở châu Âu cũng tội nhưng tôi không ủng hộ việc về nước tránh dịch. Ở t🅠hời điểm phức tạp này, nếu bạn đang không có triệu chứng mắc bệnh 🍌thì ở yên tại chỗ là an toàn nhất. Gia đình tôi có bốn người cháu con anh chị gái đang ở tâm vùng dịch châu Âu nhưng đều quyết định không về. Gia đình cũng khuyên không về.
Lý do: Nếu ở lại tuân thủ đúng nguyên tắc không ra ngoài đường (học online, ăn uống đặt đồ online), đeo khẩu trang khi ra ngoài, luôn rửa tay sát trùng, cách xa người khác 1-2 m thì khả năng bị bệnh gần như không có (nhỏ hơn 5%). Nếu kéo nhau về khả năng lây bệnh ở sân bay, ở trên máy bay, ở nơi cách ly trên 50%. Còn nếu mức 5% khả năng kia xảy ra thì cũng chỉ như các tai nạn bình thường trong cuộ📖c sốಌng.
Đứng trên phương diện khác thì ở lại sẽ tốt hơn cho việc trở lại học (v꧒ề nước chưa biết có sang lại được không, với rất nhiều các thủ tục nhập lại). Ngoài ra, trên phương diện là công dân Việt Nam, không về là giảm tải cho đất nước, cũng là thể hiện lòng yêu n♌ước, trách nhiệm đối với đất nước trong lúc chống dịch đang căng thế này. Các em cũng sẽ được vững vàng hơn khi trải qua thời gian này.
Đồng quan điểm trên, bạn đọc Stephanie Pham Nguyen khẳng định sẽ chọn ở lại thay vì về nước:
"Nếu Covid-19 giống như một quả bom nguyên tử dự báo sẽ giáng xuống nếu không chạy nhanh, khả năng sống sót chỉ có 50% là nhiều, thì chắc chắn tôi sẽ mang gia đình chạy về Việt Nam hay chạy đi bất cứ đâu, miễn là có thể thoátꦿ nạn. Nhưng không phải thế. Dịch bệnh này là thứ hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu ta chịu khó ngồi tro꧂ng nhà, không đến chỗ đông người, hay nếu có phải bắt buộc ra ngoài thì đeo khẩu trang, đeo kính, rửa tay sát khuẩn, thậm chí mặc cả áo mưa trùm đầu là ổn.
Nếu tôi cuống lên chạy về Việt Nam bây giờ thì khả năng tôi sẽ nhiễm virus ở sân bay hay trên máy bay là rất cao. Nếu trên chuyến bay đó có một vài người mang mầm bệnh thì rủi ro ấy là điều khó tránh đ🎃ược. Dù có may mắn không bị dính đi chăng nữa thì về đến nơi, tôi cũng phải đi cách ly hai tuần. Bao nhiêu năm sống ở xứ người, tôi đã không đóng góp được gì cho quê hương. Nay dù có không mang bệnh tật về thì hai tuần cách ly đó tôi cũng làm đất nước quê hương mình thêm nhọc nhằn, đồng bào mình phải trả tiền thuế để chăm sóc cho tôi.
Mà nói về một khía cạnh khác, nếu làm thế, tôi cũng không tốt với đất nước đang bao bọc cưu mang tôi. Khi mà mọi người ở đây đang cùng nhau chống đỡ tai họa thì tôi bỏ chạy. Vì những lý do ấy tꦺôi ở lại. Tôi cầu chúc cho quê hương Việt Nam, đồng bào mình được bình an vượt qua trận dịch ౠnày".
Trong khi đó, độc giả Đời là bể khổ lại có góc nhìn khác về vấn đề này khi ủng hộ người Việt ở nước ngoài trở về quê hương tránh dịch:
"Theo quan điểm cá nhân tôi, về nước là một quyết định đúng chứ không phải sai. Tôi là người Việt, khi nào tổ quốc cần, tôi sẽ phục vụ, còn khi tôi cần thì Tổ quốc cũng sẽ cưu mang, giúp đỡ. Vấn đề là các bạn về như thế nào thôi. Nếu là một người có ý thức, khi về nước, hãy chấp nhận đi cách ly hoặc tự cách ly theo hướng dẫn, sử dụng các biện pháp bảo đảm hạn chế lây bệnh cho người khác, khi ấy Việt Nam sẽ luôn là nhà của chúng ta. Còn về để chạy bệnh không quan tâm đến người trong nước thì tốt nhất đừng về. Đối với bệnh này, ta khôngဣ thể biết là mình đã bị nhiễm chưa, nếu về thì 100% phải cách ly. Còn như một số đối tượng về xong chạy khắp nơi du lịch đây đó, ăn q꧋uán này, quán kia là đang phá hoại đất nước".
Cũng mang trong mình nỗi trăn trở với quyết định về nước tránh dịch, bạn đọc CongdanVN chia sẻ:
"Tôi ở Italy, rất sợ vì không biết người xung quanh mình có ai bị. Họ không kiểm soát chặt người bị𝐆 nhiễm như Việt Nam hay Trung Quốc - những nơi an toàn nhất. Những người sống xa quê hương như chúng tôi về hay ở lại là lựa chọn k𒆙hó khăn trong lúc này.
Ở lại thì sợ chẳng may bị nhiễm hay không qua khỏi lại không có người thân vì bệnh viện ở đây không đủ giường bệnh, có khi đến bệnh viện họ còn cho về. Về thì sợ mang mầm bệnh cho đất nước. Nhưng cũng may Việt Nam cũng ꦫcó chính sách cách ly nên hy vọng mọi người hãy chào đón chúng tôi thay vì trách móc. Bởi không có gì tủi thân hơn khi bị ghét bỏ ngay trên chính quê hương mình".
Chia sẻ quan điểm trước những phản ứng tiêu cực của mộ bộ phận người dân trong nước về việc du học sinh, người định cư ở nước ngoài trở về Việt Nam tránh dịch, độc giả Huong Nguyen lý giải:
"Đã từ mấy hôm nay khi thấy những bài thơ chê trách về hành vi tiêu cực của một ♊số người Việt về với quê hương tránh dịch, tôi thấy rất đau lòng. Chỉ một vài người quá đáng, sao lại nâng quan điểm lên cho cả một nhóm người? Tôi chỉ muốn nói "sông có khúc, người có lúc". Đừng tự chặt đi các ngón tay của mình".
Độc giả Nga Nguyen Thanh bổ sung thêm: "Không ai mắng chửi công dân Việt Nam về nước, thậm chí chúng ta còn điều máy bay đến tâm dịch đón người Việt Nam về. Dư luận chỉ lên án một số thành phần không biết điều, đã về nước tránh dịch lại còn đòi hỏi được phục vụ thế này thế 🎃nọ. Rồi khi không được đáp ứng thì lu loa lên như kiểu bị phân biệt đối xử và phủ 💞nhận sạch trơn những cố gắng nỗ lực của quê nhà trong việc hỗ trợ họ tránh dịch".
"Du học sinh hoặc người đi lao động về nước để tránh dịch là bình thường. Việc chữa trị ở nước ngoài như thế nào, báo chí cũng viết rồi. Ai có con em ở nước ngoài cũng đều thấy lo lắng, người không có tiền hoặc bảo hiểm càng lo lắng hơn. Chỉ là có một số người thiếu ý thức, về nước còn " chảnh", gây khó khăn cho người làm nhiệm vụ nên mọi người bức xúc. Tôi nghĩ chỉ những người làm sai mới phải sợ, còn những người chấp hành đúng quy định thì không có gì phải suy nghĩ hay buồn phiền cả", bạn đọc Summer Nguyễn nhấn mạnh.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Lê Phạm tổng hợp