Có rất nhiều câu hỏi và bài viết liên quan đến sự thành đạt. Tuy nhiên trước tiên bảo rằng ai 𒀰đó thành đạt hay không thì tôi nghĩ nên định nghĩa thành đạ♛t là gì.
Tra rất nhiều trên mạng và từ điển tiếng Việt thì bảo rằng thành đạt là đạt được mục đích đề ra; làm nên danh phận; còn có cả một định nghĩa dài về sự th♐ành đạt. Chưa có một định nghĩa rõ ràng cho sự thành đạt. Một số quan niệm còn cho rằng trờ thành "bác sĩ, kỹ sư", trở thành doanh nhân, trở thành người nổi tiếng là thành đạt.
>> 'Cha mẹ càng nạt nộ, con càng ương ngạnh'
Vậy những nghề cống hiến cho xã hội như nhà giáo, nhà nghiên cứu, bộ đội... thì không được xem🥃 là thành đạt sao. Paulo Coelho, tác giả quyển sách Nhà giả kim là một nhà văn rất nổi tiếng. Nhưng lúc đầu cha mẹ lại muốn ông trở thành kỹ sư. Vậy theo cha mẹ ông, ông có phải là người thành đạt hay không?
Thành đạt là một khái niệm rất trừu tượng, đã là khái niệm thì không có một sự ൩định nghĩa rõ ràng. Do nó không có một định nghĩa rõ ràng nên thường bị gán cho một giá trị theo mong muốn của một ai đó.
Ví dụ cha mẹ muốn con trở thành bác sĩ thì sẽ bảo rằng trở thành bác sĩ là "thành đạt", muốn con trở thành kỹ sư thì bảo rằng trờ thành kỹ sư sẽ "thành đạt", hoặc một tháng phải☂ kiếm xxxx tiền một tháng, có yyyy trong tài khoản thì thì mới thà🀅nh đạt. Vô hình trung, những giá trị gán ép như thế tạo nên một áp lực vô hình với những đứa trẻ.
>> 'Cha mẹ quá mềm mỏng sẽ khiến con thui chột bả🌟n ꧋năng'
Cha mẹ "giàu có" là do cha mẹ làm việc chăm chỉ và tí🧜ch lũy qua năm tháng nên dư dả hơn so với người khác, và con cái "thành đạt" là chuyện cố gắng của con cái. Không có một sự chắc chắn nào việc cha mẹ giàu có con sẽ thành đạt và ngược lại cha mẹ nghèo thì con sẽ có ý chí.
Giàu, nghèo, thành đạt, ý chí l♓à những khái niệm rất độc lập, có chăꦗng thì chúng chỉ hỗ trợ cho nhau mà không có một sự liên kết nào ở đây.
Tôi cho r💞ằng sự phát triển tương lai của đứa con hoàn toàn không phụ thuộc vào cha mẹ giàu nghèo mà nó thuộc vào môi trường sống và giáo dục từ gia đình xã hội. Một đứa bé được sinh ra tại Việt Nam như𝓀ng được nhận nuôi cũng có thể trở thành phó thủ tướng Đức. Vì thế đừng bao giờ đánh giá một ai đó thành đạt hay không qua lăng kính tiêu chuẩn của cá nhân mình.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.