Muốn phát triển du lịch, đối tượng đầu tiên không phải là người ngoại quốc mà chính là người Việt mình. Nếu người Việt hài lòng với dịch vụ nước nhà thì khách nước ngoài cũng kh𒐪ông có lý do gì để phản đối.
Người ngoại quốc khi đi du lịch ở một quốc gia nào đó thường để ý hành vi văn hóa của cư dân bản xứ để cư𝓡 xử sao cho phù hợp, không dính vào những rắc rối do khác biệt văn hóa.
Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện lấy tiền 🎶du khách nước ngoài khi mà chính người Việt không chi nhiều cho du lịch trong nước. Họ nhìn dân ta tiêu tiền như nào để họ bắt chước chứ không phải là họ ky cóp hay hào phóng gì.
Dân ta tiêu tiền ít tức là chất lượng dịc🌟h vụ không cao, không đáng phải chi nhiều. Người ta chân ướt chân ráo sang Việt Nam, muốn biết giá cả, chất lượng dịch vụ phải dựa vào dân bản xứ.
Chúng ta rất hay so sánh nhưng lại lười nghĩ ra biện pháp giải quyết vấn đề. Đi Tây, đi Mỹ, nơi nào cũng đi hết rồi về so sánh, chỉ trích du lịch nước nhà.💦 Chúng ta không bao giờ quan tâm xem du lịch mấy nước đó làm thế nào.
>> Xử 𝓡lý hình sự để dẹp nạn 'chặt chém' khá🎐ch du lịch mùa lễ hội
Hô hào bắt chước Thꦉái Lan, Singapore moi tiền du khách nước ngoài, theo tôi, lợi bất cập hại. Quảng bá du lịch trước hết phải làm sao cho số đông hài lòng và quay lại, không phải là làm thế nào để thu được nhiều tiền. Thu nhiều tiền để làm gì?
Theo quy luật cung cầu, ra giá cao chỉ để đuổi bớt khách nếu nguồn cung có nguy cơ quá tải. Du lịch Việt Nam có nằm trong tình trạng quá tải không? Có và Không. Có vì người Việt tập trung đi du lịch vào ngày❀ lễ Tết. Không vì quanh năm chả mấy n♌gười đi du lịch.
Lễ Tết của ta thu hút được bao nhiêu khách ngoại quốc? Kinh tế du lịch cần thu nhập quanh năm♔, thường xuyên và ổn định hay là cần cái kiểu "no dồn đói góp"? Để rồi diễn ra tình trạng chặt chém vì không phải ngày nào cũng là ngày lễ Tết? Nếu không giải quyết được mấy vấn đề trên thì thà để cho du lịch phát triển theo hướng tự phát còn hơn là định hướng có khi dẫn đến kết quả ngược.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Lâm