Khi tôi, một giáo viên chủ nhiệm lớp 11, hỏi: "Phụ huynh ơi, có ai nghiện điện thoại di động không?". Chẳng một ai thừa nhận. Nhưng hã🔯y nghe những gì các bậc cha mẹ hay phàn nàn với giáo viên: "Các con bây giờ nghiện điện thoại quá cô ạ, suốt cả ngày ngồi ôm điện thoại, vừa chơi lại🍎 vừa nói chuyện với nhau tới tận đêm".
"Vì sao con lại có điện thoại, muốn chơi được phải có int💫ernet, từ đâu ạ?", tôi hỏi ngược. Một vị phụ huynh không ngần ngại nhận ra cái sai chung trước mặt mọi người nhưng vẫn băn khoăn: "Nhưng thời công nghệ 4.0 mà lại cấm con dùng điện thoại à?".
Đúng vậy, internet và điện thoại thông minh đem tới cho chúng ta một nguồn thông tin vô tận với tốc độ "tia chớp", sao lại cấm được? Chỉ là chúng ta phải sử dụng những phương tiện đó làm sao cho h💖ợp lý, chứ không thể lệ thuộc vào chúng. Phụ huynh ơi, ngày ngày cầm trên tay điện thoại, có trong nhà smartTV, lại cả máy tính nữa và thiết bị nào cũng có kết nối wifi, nhưng các vị có biết tài khoản Facebook của con? Thấy con chơi điện tử cả ngày nhưng các vị có♔ biết con thích trò chơi gì, tài khoản game của con là gì chưa?
Các con đang "sống ảo" thì người lớn phải vào tận thế giới ảo, phải biết đường trở về thế giới thực tại thì mới dẫn lối được cho con cái theo. Hay đơn giản thôi, cả nhà dùng thiết bị công nghệ chung một khung giờ, dành thời gian cho nhau nhiều hơn để bố mẹ, con cái gần nhau hơn thì các con cũng sẽ tự điều chỉnh chính mình. Giống như mẹ dám từ bỏ được cái tivi để thôi những giọt nưജớc mắt cho những nhân vật trong phim hay giống như bố ♑dám từ bỏ màn hình để thôi những tung hô "vào...".
Khi tôi đặt câu hỏi: "Đã có vị phụ huynh nào vào kiểm tra góc học tập của con mình chưa ạ?". Vị phụ huynh trả lời: "Lúc nào vào bàn học cũng thấy bừa bộn, nhắc con dọn dẹp mà nó♑ không làm ngay, tới mức phát cáu lên thì con mới khó chịu đi làm. Dọn xong rồi mấy hôm sau vào lại lôi ra được cả đống giấy vụn nhét khắp ngóc ngách, sự việc cứ như vậy lặp lại mà tôi thấy nản, nói với con hết lý lẽ mà nó có chịu nghe đâu".
Tôi rất hiểu cảm giác bất lực của cá phụ huynh học sinh trong việc chỉ dạy con cái, từ những vấn đề tưởng chừng đơn giản nhất như: ngăn nắp, sạch sẽ. Thế nhưng, phụ huynh ơi, đừng sống mãi với cảm giác ấy. Bởi để làm được việc đơn giản ấy cũng cần phải có cả một phương pháp nổi tiếng 5S của người Nhật đang được truyền dạy, với mô hìn♊h kinh doanh hiệu quả trên khắp thế giới mà. Tất nhiên, việc của con em mình mang tính cá nhân nhiều hơn, nhưng tập thể phát triển được là dựa trên các cá nhân.
Tâm sự thực lòng với phụ huynh học sinh trên cùng cương vị, tôi đặt ra vấn đề: liệu rằng con cái không nghe lời cha mẹ hay cách làm đꦡó của chính chúng ta chưa mang lại hiệu quả? Chúng ta đang làm sống lại hình ảnh của chính mình khi còn đang là học sinh cấp ba như các con bây giờ. Vậy là cha mẹ của thế kỷ XX đang dạy con ở thế kỉ XXI, hình ảnh của con bây giờ hẳn phải là ký ức của chính cha mẹ.
>> Nhiều cha mẹ Việt thích 'lớn' thay con
Để thay đổi được con cái chúng ta – những vị phụ huynh cần phải thay đổi mình trước tiên. Thay vì chỉ cáu giận nhắc nhở con cái, hãy dành thêm thời gian cùng con dọn dẹp, truyền đạt những kinh nghiệm sắp xếp đồ đạc của bản thân để con xử lý nhanh gọn "bãi chiến trường" của mình. Việc này chắc hẳn cũng có nhiều bậc ♔cha mẹ từng làm. Thế nhưng chỉ làꦿm một vài lần thì chưa thể thành thói quen được, chúng ta là người lớn "thực sự" rồi mà còn không bỏ ra được chút ít thời gian hàng ngày, hàng tuần vào dọn cùng con, thì các con đang tuổi mải ăn mải chơi, quên không làm là điều đương nhiên.
Và rồi, cha mẹ nhắc con trong trạng thái khó chịu thì con cái cũng nhận nhiệm vụ mà chẳ༒ng hề dễ chịu. Chúng ta cứ vui vẻ nhắc nhở, vui vẻ hướng dẫn, vui vẻ cùng làm, vui vẻ nhận xét thì chắc chắn mọi việc cũng sẽ dần "vui vẻ" thôi.
>> Đừng bắt cꦿon giỏi tiếng Việt khi ba mẹ 𓂃lười đọc sách
Các con chính là những hình ảnh của bố mẹ qua gương. Phụ huynh hãy dám thay đổi mình sẽ thấy không hề dễ như lời mình nói với các con. "Lời nói đi đôi với việc làm", lời Bác dạy phải là phương trâm dành cho cả phụ huynh, giáo viên và các học sinh. Đừng mãi chỉ nghĩ đó là việc học của con mà quên mất việc làm gương cho con cái của mình. Để bắt đầu thay đổi được ꦚbản thân cũng đừng tham vọng quá, hãy vạch ra những việc cụ thể, đơn giản và nhất là phải tự đánh giá được hiệu quả thay đổi của chính mình thì ắt hẳn chúng ta sẽ cùng con cái cởi mở với nhau hơn, dễ dàng hiểu nhau hơn, dễ dàng thông cảm hơn. Và nhất là để mỗi dịp họp phụ huynh, chúng ta cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm từ thực tế để gia đình – nhà trường – học sinh trở thành một liên kết thống nhất với mục tiêu cuối cùng: "học sinh trở thành những công dân hạnh phúc".
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.