Đồng cảm với tác giả câu chuyện "Tô﷽i thà chịu g🐻iá cao còn hơn chen lấn mua đồ tích trữ", độc giả Ngoc Nguyen bày tỏ sự bức xúc trước cảnh người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ:
"Nghe tin ở Hà Nội có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên (bệnh nhân thứ 17) mà ở 🉐tận Phan Thiết quê tôi, người dân cũng đã nháo nhào đ✃i mua hàng hóa tích trữ rồi. Thậm chí hôm nay (10/3) giá bao gạo 25 kg đã tăng khoảng 50 nghìn đồng/ bao tùy loại rồi".
Cùng chung tâm trạng khi chứng kiến người người gom hàng tích trữ, bạn đọc Phạm Tôn Nam chia sẻ:
"Tôi thấy thật lạ lùng. Như quê tôi làm nông, gạo ăn cả năm không hết mà người dân cũng chạy đi tích trữ mỳ tôm, nước mắm. Gần như nhà⛎ nào cũng có vườn rau nhỏ, cung ứng được trong phạm vi một vài nhà, vậy mà vừa có tin đồn bệnh nhân 17 xong là ai cũng đi tích trữ gom hàng. Thịt heo họ bán đến 300 nghìn đồng/ 🌠kg mà cũng tranh nhau mua. Thật không hiểu nổi".
Trong khi đó, với thái độ bình tĩnh, không chạy theo đám đông, độc giả Boss Lý kể lại:
"Trong đêm thao thức vì "bệnh nhân 17", vợ tôi cũng bảo sáng dậy sớm đi ôm hàng nhưng tôi phản đối, khuyên cứ bình tĩnh. Sáng hôm sau, vợ ra chợ mua như mọi ngày thì mua được đúng mᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚột miếng thịt nho nhỏ, một chút rau, chứ không thêm được gì. Vợ tôi cũng hơi hoang mang.
Tôi trấn an rằng người bán lẻ chỉ dự trù một lượng hàng nhất định nên mọi người ào ra mua sẽ khiến khan hiếm, còn bên kho buôn thì chưa thể hết ngay được. Mà người bán lẻ thấy hôm na꧟y khan hàng nên mai sẽ dự trù nhiều hơn, trong khi mọi người đã ùa đi mua hết hôm nay thì mai sẽ không mua nữa nên kiểu gì cũng thừa. Quả không sai, gần trưa hôm sau vợ ra chợ mà t🌳hịt rau vẫn còn đầy".
Tái khẳng định tầm quan trọng của việc bình tĩnh chống dịch, bạn đọc Haivy Nguyen nhấn mạnh còn nhiều cách để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt thay vì hoảng loạn, tích trữ hàng hóa:
"Nếu ai cũng nghĩ được vậy thì đâu có cảnh chen lấn tranh mua mỳ tôm và giấy vệ sinh, rồi khẩu trang khan hiếm tới mức nhà thuốc không có để bán dù một chiếc. Tôi cũng vậy, khoảng 9h sáng chạy ngang một siêu thị lớn, định vào đó mua hoa, sẵn rút tiền hoặc chuyển khoản luôn. 🦹Nhưng n🥂hìn vào thấy xe đỗ hàng loạt, tôi bỏ đi luôn.
Đã nói là Covid-19 tránh tụ tập đông người nhưng có những chị, những 👍anh mua đồ đầy cả xe đẩy, tôi không hiểu nỗi họ có đủ kiến thức không? Họ có đủ lý trí không mà hành động như vậy? Chắc là không vì nếu họ có hiểu biết thì không dại gì đi bon chen mua như thế.
Nế🌟u muốn mua cũng tự biết chọn thực phẩm gì, vật dụng gì để đối phó với dịch, bảo vệ sức khỏe chứ không mua bừa lấy được. Tôi thấy mặt hàng ở nước ngoài tranh nhau mua là giấy vệ sinh. Nếu thành phố cách ly họ ở trong nhà thì cần gì nhiều giấy; nếu thành phố không cách ly, họ đi làm, thì thay vì dùng giấy vệ sinh, có thể dùng khăn giấy ướt, cần giấy khô có thể sử dụng loại giấy mềm có bất cứ ở đâu như văn phòng.
Họ ch𝓡ỉ cần cắt nhỏ vừa đủ để chạm cửa, đẩy ra vào. Họ có thể dùng giấy A4 cắt nhỏ bấm thang máy. Họ có thể dùng túi nilon loại phân hủy cắt nhỏ bọc ngón tay sử dụng xong bỏ vào thùng rác. Tóm lại, rất rất nhiều cách để ta thích nghi tận dụng giấy và bọc nilon, chỉ là họ chưa có nhꦓiều kiến thức thôi".
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.