Đề xuất TP HCM bỏ xếp hạng học sinh nhằm giảm áp lực cho người dạy và người học đang gây tranh luận trái chiều trênꦰ VnExpress.
Nhiều độc giả ủng hộ đề xuất trên khi cho rằng việc đánh giá học sinh qua điểm số và bảng xếp hạng trong lớp không mang lại lợi ích gì về mặt giáo dục, thậm chí còn làm gia tăng căn bệnh thành tích:
Ganh đua trong học tập là không nên vì không mang lại lợi ích gì ngoài thỏa mãn sự hiếu thắng và nuôi dưỡng tính đố kỵ, tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Thay vì vậy, hãy ganh đua trong sáng tạo từ những kiến thức học được. Chính điều đó sẽ kích thích học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động và tạo ra các cải tiến hữu🍌 ích, xóa nhòa tính đố kị bằng sự trao đổi, hợp tác để giúp đỡ, cùng nhau sáng tạo trong thế mạnh của mỗi người.
Ủng 🌠hộ ý kiến này. Ngày xưa mình ráng cố gắng lắm mới được xếp hạng thứ hai trong lớp, về khoe với phụ huynh, thế là ba mình nói một câu: "Sao 💦không phải là hạng nhất mà là hạng nhì". Kết quả mình rất buồn và hụt hẫng.
Chuyện xếp hạng trong lớp đã có từ lâu, ngoài ra còn có "bảng danh dự" để tuyên dương học sinh giỏi. Áp lực đối với học sinh xuất phát t♛ừ thi đua nhà trường đến thi đua thành tích danh hiệu thầy cô. Nên bỏ những danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, giáo viên giỏi các cấp, trường đạt chuẩn... Giáo dục học sinh trên tinh thần khai phóng, vừa học vừa chơi, chú trọng đạo đức làm người, dẹp những cầu khẩ🍨u hiệu sáo rỗng, dần dần nền giáo dục sẽ tốt lên.
Để giảm áp lực học hành cho các em nhỏ, liệu rằng có nên thay đổi cách thức hiện hành như phát phiếu điểm chung cho các bậc ph๊ụ huynh hay không? Không công bố điểm tập thể mới 🌸có thể ngăn ngừa tình trạng so bì giữa các bậc phụ huynh.
Bên cạnh việc bỏ xếp hạng còn cần phải bảo mật thông tin điểm số của học sinh vì đó là thông tin cá nhân, không được công bố nếu như không được phép của học sinh. Nếu muಞốn xếp hạng thì có thể xếp hạng toàn khối để học sinh giỏi có hướng phấn đấu chứ không cần phải tranh🧔 đua trong lớp làm gì.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại phản đối đề xuất trên bởi nó sẽ làm mất đi ý thức tự giác, phấn đấu trong học tập của học sinh:
Theo tôi thì việc bỏ xếp hạng trong lớp sẽ không thể giúp được gì mà sẽ làm mất đi ý thức tự giác trong học tập của học sinh và trách nhiệm về dạy học của các giáo viên. Học đường cần phải luôn gắn liền với các điểm số và xếp hạng cho dù là đang ở giai đoạn phát triển nào của xã hội. Việc kh🐓ông đánh giá bằng xếp hạng hay điểm số sẽ chắc chắn phát sinh ra nhiều hệ lụy hơn nữa và rất dễ dẫn đến việc làm càng, đánh giá mù quáng theo vật chất.
Nếu không có điểm và xếp hạng thì sẽ lấy cơ chế gì để quản lý số lượng giáo viên có chuyên môn giỏi và học sinh có học lực giỏi? Ai là người có khả năng quản lý ngành giáo nếu không có các dữ liệu để đánh giá hay sẽ đổi cơ chế đánh giá qua cảm t🍰ính? Việc này sẽ dẫn đến các thế hệ nòng cốt hay lao động trí óc sau này chưa chắc thực sự c🍸ó tri thức, không thể có một vị bác sĩ ra trường mà các cấp học bên dưới học bạ không biết hạng mấy, điểm ra sao...
Bỏ xếp hạng làm sao biết được năng lực học sinh giỏi - kém - trung bình? Và đó cũng là động lực 🅠để các em thi đua trong học tập. Vấn đề chỉ là phụ huynh, thầy cô đừng quá coi trọng thành tích, hãy công tâm dạy dỗ học trò, giúp các em có kiến thức, đạo đức để thành một công dân hữu ích cho xã hội...
Tôi thấy cái nên bỏ là xét thi đ༺ua hằng năm của giáo viên. C🃏òn học sinh không có thứ hạng làm sao biết mình thua kém bạn bè để phấn đấu học tập?
Mấy chục năm trước vẫn học, vẫn xếp hạng và việc xếp hạng là nhằm mục đích tuyên dương các bé giỏi để các em còn l🍷ại nhìn tấm gương đó mà phấn đấu, Còn bây giờ xếp hạng lại là áp lực?
Nhưng nếu không xếp hạng thì có tác dụng✱ ngược lại không? Vì nếu học sinh suy nghĩ rằng, nếu cố gắng học cho giỏi thì cuối cùng cũng như nhau, giống như các bạn học ꦗdở thôi, thì chúng sẽ không cố gắng thì sao?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.