Đọc bài viết "Cách học quan trọng hơn cách dạy", tôi không thật đồng tình với quan điểm này. Nói về cách học thì chỉ cần mua SGK về nhà tự học là được, không phải đến trường lớp nghe thầy, cô giảng bài. Bài giảng của thầy, cô phải là dụng ý của giáo viên (tức là nghiên cứu cá nhân, không có trong SGK). Học sinh nghe giảng có quyền đặt câu hỏi phản biện. Còn nội dung của bài học thì học sinh tự đọc hiểu trước trong SGK. Đến꧑ giờ giảng mới mang SGK ra thì sao gọi là học? Học sinh hỏi mà thầy, cô không trả lời được tức là bản thân giáo viên cũng không hiểu rõ nội dung của bài học. Thầy, cô dạy giỏ🍌i hay không, hơn kém nhau là ở chỗ này.
Giáo dục hiện giờ theo kiểu thầy, cô giảng những cái đã c🍎ó ghi trong sách và học sinh thụ động tiếp thu. Cả hai bên đề🉐u không phải bỏ ra một tí chất xám nào vào bài học. Một bên chỉ có một giáo án dạy cho hết thế hệ học sinh này đến thế hệ học sinh khác, bên kia chỉ chăm chăm nghe, ghi chép và học thuộc lòng. Cả việc dạy và học đều theo lối mòn. Nguy hiểm nhất là lối mòn này trải qua hết thế hệ này đến thế hệ khác.
Thầy cô lẽ ra phải là người tốt nghiệp sư phạm, đến cuối sự nghiệp đạt đến học vị thạc sĩ, tiến sĩ vì những nghiên cứu cá nhân ấy. Nhưng nhiều giáo viên Việt vẫn chỉ cầm tấm bằng cử nhân sư phạm, muôn năm không đổi. Ở nước ngoài, học hàm Giáo sư cho biết người đó có thâm niên giảng dạy bao lâu, kinh nghiệm, thành tích giảng dạy ở mức nào chứ🧜 không nói lên trình độ của cá nhân. Bằng cử nhân sư phạm có thâm niên giảng dạy 20 năm vẫn đạt đến học hàm Giáo sư mà chẳng cần học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ. Có học vị cao mà không đi dạy thì khô🌼ng thể có học hàm Giáo sư.
Trở lại vấn đề học 🃏Sử mà không hiểu rõ ý nghĩa bản chất của sự kiện thì học chỉ để đi thi đọ xem ai nhớ lâu, nhớ kỹ hơn ai? Cũng như học Toán mà không🦄 hiểu ý nghĩa của dạng Toán đó thì chỉ để đi thi giải các bài toán đánh đố, đọ xem ai thông minh hơn ai? Nhiều người không hiểu đặt ra khái niệm sin, cos để làm gì nhưng vẫn giải lưu loát các phương trình lượng giác phức tạp. Đó là điều đáng buồn.
Nói riêng về lượng giác (có nghĩa là đo góc), người ta ứng dụng vào việc gì? Ứng dụng đầu tiên của nó trong lịch sử là xác định phương hướng vị trí mục tiêu cho pháo binh. Vị trí của khẩu pháo được xem như tâm của vòng tròn lượng giác. Các vòng tròn đồng tâm từ ngoài vào t🌠rong là khoảng cách xa nhất đến gần nhất mà viên đạn pháo có thể bắn tới. Mỗi vị trí mục tiêu cần tiêu diệt đều có tọa độ có giá trị sin, cos của nó. Người chỉ huy pháo binh qua ống nhòm xác định vị trí mục tiêu, đo góc trên giấy để xác định ♌tọa độ và đọc tọa độ cho anh lính điều khiển pháo. Anh này chỉ căn chỉnh nòng pháo theo thước ngắm chứ không trực tiếp nhìn thấy mục tiêu.
Thật ra nó chỉ là ứng dụng của lượng giác ở mức độ cơ bản nhất, hoàn toàn không hề có hàm số hay phương trình gì phức tạp, chỉ cần một cây compa và một cái thước đo góc là xong. Tính toán phức tạp là khi người ta cần tính tọa độ của nhiều điểm trên cái vòng tròn ấy. Trong quân sự gọi là tính toán đạn đạo. Khi tính được thì họ chỉ cꦚần bắn viên đạn đến vị trí mà mục tiêu tại thời điểm đó sẽ xuất hiện mà không cần nhắm trực tiếp vào mục tiêu.
Màn hình radar thực chất cũng là những vòng tròn lượng giác mà thôi. Máy bay (điểm sáng trên màn hình radar) ở độ cao bao nhiêu ứng với hình chiếu vị 🌸trí của nó trên trục tung, ở hướng nào ứng với vị trí hình chiếu của nó trên trục hoành.
Những bài toán thực tế dù phức tạp đến mấy vẫn kém xa độ khó của mấy bài thi đánh đố. Học thì phải hiểu, để ứng dụng hoặc ít nhất cũng biết người ta đang làm gì♒ và làm như thế nào? Từ sự hiểu biết này🌃, ta mới có cái nhìn rộng mở với xã hội.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.