Khi biết việc người dân thung lũng Silicon, California đổ xô mu♍a lương thực, nhiều bạn bình luận là tại sao Mỹ cũng vơ vét lương thực. Tôi cho rằng đây không phải là hoảng loạn, vơ vét mà đơn thuần là thói quen tích trữ lương thực. Đây là vấn đề hoàn toàn bình thường. Mỹ hay có thiên tai, bão tuyết, lốc xoáy, động đất, cháy rừng... người dân đã có thói quen mua thực phẩm, thuốc men, vật dụng thiết yếu, nước đóng chai để dự trữ, phòng trường hợp mất điện, mất nước, giao thông gián đoạn, hạn chế ra khỏi nhà.
Thực phẩm được chế biến sẵn, bảo quản lạnh, có thể để ăn được lâu như: rau củ đông đá, trái cây đông đá, pizza, burger, há cảo, mỳ xào... Ngoài ra, bánh mỳ, thực p🍰hẩm đóng hộp là những loại có thể ăn ngay cả khi mất điện. Những loại thực phẩm này có thể để đến hơn một năm trong tủ lạnh / tủ đá.
Việc mua thực phẩm chủ yếu là để phòng trường hợp không thể ra khỏi nhà, hoặc hạn chế ra ngoài, ăn tiệm để tránh lây lan dịch bệnh. Thông tin ở Silicon các kệ trong siêu thị hết hàng vì họ 🐼ngay sát nơi có ca tử vong. Còn những vùng khác chỉ xôn xao, người mua cứ mua, hàng vẫn được nhập về đầy ắp. Mọi người xếp hàng lấy đồ, xếp hàng tính tiền, không chen lấn xô đẩy thì đâu phải là hoảng loạn vơ vét, giành giật.
Điều này bắt nguồn từ sự thật là Mỹ hay có thiên tai. Ở nơi tôi sống, mọi người cũng bảo nhau nên đề phòng chuẩn bị. Chỉ là mọi người đi mua đông hơn, nguồn cung vẫn đủ cho người 🀅dân vào đợt giao hàng tới. Tôi từng đọc bài viết người dân ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam, mưa thuận gió hòa, sản xuất thuận lợi, cứ ra chợ là có thực phẩm, nên cũng phần nào lạc quan hơn và không quen với cách hành động. Người Việt chuộng thực phẩm tươi, ra chợ là có rau củ, thịt cá tươi. Nên thị trường không nhiều đồ ăn chế biến sẵn, đôn♛g lạnh, đông đá như ở Mỹ để chuẩn bị cho trường hợp thiên tai địch họa.
Vì hoàn cảnh khác biệt nên sự so sánh 🔴gi🔯ữa hai nước là khập khiễng. Ở đâu cũng vậy chứ không riêng ở Mỹ, khi có biến động, chuẩn bị cho bản thân và gia đình đều được khuyến khích.
Tuy nhiên, khi có dịch, các gia đình cũng nên chuẩn bị. Các nhà nên để sẵn vài bịch gạo, đồ ăn đóng hộp, nước uống. Nếu dịch bệnh qua đi thì coi nhưng mình cứ để đấy và vẫn dùn♏g dần. Còn đỡ hơn đến lúc đột nhiên cần thì đổ xô đi mua, lúc đấy mới xảy ra tình trạng hoảng loạn, cung không kịp cầu.
Nhân loại gần 20 năm rồi mới có một dịch bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh, ảnh hưởng nhiều châu lục. Đã gọi là dịch bệnh thì thay đổi khó lường, chúng ta còn ít kiến thức, thông tin chúng bắt nguồn từ đâu, lây lan như thế nào, cơ chế gây bệnh là gì, làm cách nào để phòng tránh. Dịch bệnh được định nghĩa là khi bệnh bùng phát vượt quá khả năng chữa trị của cơ sở và vật tư y tế... nên việc của các nhà⭕ khoa học là đẩy nhanh nghiên cứu, giải mã trình tự gene để so sánh mầm bệnh có tương tự với mầm bệnh nào đã được biết để có thể lên phác đồ chữa trị, tìm thuốc chữa và điều chế vaccine.
Mục tiêu của các nhà dịch tễ học là tìm hiểu, tránh lây lan xa hơn, tránh thiệt hại về người và của nhiều hơn và khống chế càng sớm càng tốt. Dịch bệnh rồi cũng sẽ bị khống chế, quan trọng là bao lâu. Trong lúc này, người dân nên cập nhật thông tin chính thức, tránh tin giả lan truyền trên mạng xã hội như kiểu "ăn trứng gà, ăn tỏi, mang bùa hộ t🎃hân", bỏ ngoài tai các loại "thuyết âm mưu", hạn chế tụ tập, giữ vệ sinh thường thức và chuẩn bị một ít lương thực dự phòng.
Đã là lú🔥c khó khăn cho cả thế giới, tận mua lương t꧋hực, nhu yếu phẩm rồi bán lại giá cao mới đáng lên án. Còn chuẩn bị thực phẩm dự trữ thì tôi thấy nếu mỗi nhà đều mua một lượng gạo, bánh, nước đủ trong vài tuần, thị trường vẫn có thể cung cấp và là điều bình thường. Cách xử lý khi đẩy giá khẩu trang, lợi dụng thiên tai địch họa, chính quyền xử phạt giúp người dân rất hài lòng. Chúc mọi người khỏe mạnh vượt qua mùa dịch.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Crescy D. Nguyen