Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt Nam là cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi t💧iêu thụ 8,3 lít cồn𓆏 nguyên chất trong một năm, tương đương mức ở Thái Lan.
Con số tương ứng ở Mông Cổ là 7,4; Trung Quốc 7,2; Campuchia 6,7; Philippines 6,6 và Singapore 2 lít.
Việc sử dụng rượu, bia ở Việt Nam ước tính dẫn tới 79.000 ca tử vong trong năm 2016. Hàng trăm nghìn người phải nhập viện điều trị vì các bệnh liên quan.
Khi cơ quan đang tổ chức khám🎃 sức khoẻ thì tôi đọc được những dòng thông tin trên, thật là trùng hợp. Đồng nghiệp của tôi (vốn hay nhậu rất nhiều) được bác sĩ cho hay rằng men gan của anh rất cao, nên nghỉ nhậu ngay lập tức. Bác sĩ hỏi anh rằng có quan tâm đến sức khoẻ của mình không, sao để men gan cao vậy? Anh ú ớ, bác sĩ hỏi tiếp: "Anh có thường đi kiểm tra sức khoẻ không?", anh tiếp tục ú ớ.
Thực tế, tôi thấy nhiều người xung quanh mình rất lơ là với sức khoẻ của họ. Như anh đồng nghiệp của tôi chẳng hạn, họ có thể bỏ hàng đống tiề♉n để nhậu nhưng hiếm khi tự giác đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ bao giờ.
Khi cơ thể đau nhức không chịu nổi, họ mới đến viện, thì lúc này bệnh đã vào giai đoạn nghiêm trọng, cực kỳ tốn kém để chữa, hoặc có thể không chữ🐼a được.
Tôi đặt ra câu hỏi, nếu cô♑ng ty không tổ chức khám sức khoẻ thì anh đồng nghiệp này có biết lá gan của anh có vấn đề không? Hay anh vẫn ung dung nhậu?
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.