Giờ về nông thôn đồng bằng kiểm tra xem, lão nông 53-62 tuổi đã bỏ hoang ruộng lúa, vườn tược... chưa? Lên miền núi xem các cụ 53-62 tuổi đã thôi đi rừng, làm cà phê, tiêu, điều, cao su... chưa? Ra khơi xem các lão ngư đã chặt cần câu, xé lưới, đập thủng thúng, thuyền chưa ha🔯y vẫn ngày đêm bám biển...? Về đô thị, các ông bà già 53-62 tuổi không có "của ăn, của để" hoặc không được con cái nuôi (gọi chung là "có đ🍎iều kiện kinh tế" nên không có nhu cầu lao động) vẫn đang ngày đêm buôn gánh bán bưng, tranh thủ kiếm tiền mỗi ngày hay nằm vạ vật một chỗ chờ xã hội trợ cấp, giúp đỡ...?
Nếu phần đông họ còn làm việc được, nghĩa là đa số họ còn trong độ tuổi lao động. Họ không ch𝓡ỉ có quyền lao động mà còn có trách nhiệm lao động để nuôi sống bản thân và thực hiện nghĩa vụ xã hội.
Có một sự thật khách quan mà tôi thấy ở những nơi tôi ở, nơi tôi đến trong kﷺhoảng mười năm trở lại đây là hầu hết những người lao động đến tuổi nghỉ hưu (53-55 tuổi) đều tiếp tục tìm kiếm cơ hội việc làm để cải thiện thu nhập ngoài lương hưu cho đến lúc họ trên 60 tuổi. Thậm chí là 65-67 tuổi, trừ những người có điều kiện kinh tế để có thể nghỉ hẳn. Điều này cho thấy một sự thật khác: chế độ hưu trí của chúng ta thấp quá, không nuôi dưỡng được người lao động khi họ nghỉ hưu, nên họ vẫn phải lao động𝕴 sau nghỉ hưu dưỡng.
Nhưng, tại sao nhiều người vẫn cố gắn✤g duy trì tình trạng "nghỉ hưu sớm để hưởng lương hưu thấp" thay vì "nghỉ hưu muộn để hưởng lương hưu cao"? Câu hỏi này xin gửi lại các nhà hoạch định chính sách.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.