Trong lúc cả nước đang nghỉ lễ thì các em h𓃲ọc sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 đang hết sức "luyện công" cho kỳ thi quan trọng nhất đời 🌺người.
Mấy tháng trước đây, tôi sang Úc chơi và gặp gỡ những người🔥 bạn cũ. Các bạn này đều là du học sinh có học bổng, đã trải qua kỳ thi khắc nghiệt này với điểm số rất cao. Ký ức của các bạn về thời trung học đẹp đẽ ấy thì ai cũng như ai, chỉ có mỗi chữ học.
Lẫn trong những ký ức về việc học là những điều kinh hoàng hơn nhiều. Một người bạn là học sinh giỏi môn Anh văn ở Quảng Ngãi đã "được" thầy hiệu phó trường dặn là làm bài thi xong thì ra sớm, cầm theo bài giải đã ghi vào giấy nháp, đưa cho thầy, thầy sẽ copy ra nhiều bản và tuồn lại vào trong phòng thi cho các bạn cùng trường chép. Rất may là bạn tôi đã không làm theo, chứ không thì chưa chắc là bạn đã có ngày được đi ♋du học.
Những mẩu chuyện khác thì cũng hơi căng thẳng, tuy không tới nỗi tồi tệ quá, như là có bạn thì "được" dặn là "cho ♔mấy đứa cùng trườn༒g coi chút". Thậm chí có bạn còn đựơc dặn là "cho tụi nó coi ít thôi, thêm vài điểm, tụi nó dở, không ảnh hửơng tới điểm của em đâu...".
Đó là những gì đã diễn꧅ ra trong tiêu cực thi cử từ cái nhìn của các em học sinh giỏi, học thật thi thật.
Những thứ này xảy ra nhiều hơn hẳn những chuyện khác như mua điểm, nhưng nó ít thu hút dư luận hơn. Phần thì nó không quá lộ liễu. Phần thì toàn là các em học sinh với nhau hết, bắ♊t đứa dở thì cũng phải bắt đứa giỏi, rồi "tội nghiệp tụi nó"... Vậy là các em học sinh lũ lượt cùng nhau vượt thác, tất cả được dẫn dắt bằng sự thông cảm mà các em đã được dạy từ thuở còn trong nhà trường.
Tiêu cực thi cử thì có nhiều, nhưng những hình dạng, cách thức, và trạng thái thì ở Việt Nam là đa 🌺dạng nhất. Ít nhất thì đó cũng là kinh nghiệm của tôi, một người đã qua ba bậc học ở ba nước khác nhau.
Cũng có thể chỉ có ở Việt Nam mà sự gi𝔍🉐an lận được khoác lên một chiếc áo "cảm thông", với sự tham gia của các thầy cô, mặc dù họ thực sự là không nhận được gì từ việc "giúp đỡ" học sinh của mình cả. Thậm chí các em học sinh "được" giúp đó cũng chẳng hề nhờ vả gì giáo viên của mình. Tất cả chỉ là vì thành tích của trường mà thôi.
Gian lận thi cử vì vậy vẫn cứ là chuyện thường tình, thậm chí có cả bài nhạc chế "Coi thi style" với lời nhạc như "thi gì mà không cho coi". Tất cả chỉ là việc bình thường hóa một sự việc mà nhẽ ra là một tội, và với những người tham gia mà không phải là học sinh thì là tội hình sự.
Tôi lại nhớ tới ba tôi, một giáo viên bậc đại học mà giờ thì đã vào tuổi nghỉ hưu từ lâu. Một lần ba tôi gọi tôi đến và hỏi với một vẻ mặt bối rối. Ông hỏi tôi là "Con đi học có lật tập ra coi khi làm bài thi không? Hôm nay ba nói với lớp là ba chưไa bao giờ lật khi đi học, tụi nó cười ba quá trời".
Tôi nhún vai và nói rằng tôi học trừơng chuyên, ít ra thì ba cũng phải tin tưởng chút chứ. Ba tôi imﷺ lặng rồi bỏ đi. Giờ nghĩ lại kỳ thi tốt nghiệp năm đó, thầy cô trường tôi chẳng "nhờ vả" học trò nào, hay ít ra là tôi cũng không biết là có ai được "nhờ" gì, thật may hơn hẳn các bạn nói trên💯.
Một mùa thi nữa sắp đến, những kẻ định gian lận không ph𒅌ải chỉ có vài em học sinh lười biếng hay ít vị phụ huynh mua điểm, mà còn có cả một bộ máy quyết tâm đạt thành tích cao. Tiêu cực trong thi cử sẽ chỉ được giảm bớt ꧂khi nguyên bộ máy đó được tháo dỡ.
Việc đầu tiên cần làm là không đánh giá các thầy cô qua thành tích của các em học sin𒀰h nữa.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
'Tham ô' thi cử - thỏa hiệp gian dối