Sau bài viết "Tôi không bao giờ nhảy việc chỉ vì đồng lương to", nhiều độc giả VnExpress đã có những chia sẻ cho rằng việc nhiều người muốn nhảy việc bắt nguồn từ chính thái độ của người sử dụng lao động:
𒅌 Một mâu thuẫn ở chủ doanh nghiệp là muốn trả lương thấp nhất cho hiệu quả đóng góp cao nhất. Và nhiều chủ doanh nghiệp nhầm lẫn giữa làm chủ giá trị sức lao động của người lao động với làm chủ người lao động, mà mặc định luôn có thể yêu cầu nhân viên làm mọi việc theo ý mình dù không hề tương xứng, hợp lý bằng lương và đãi ngộ so với thời gian và công sức nhân viên bỏ ra.
🌺 Nguy hiểm hơn, họ tự đồng ý rằng luôn có thể tìm được nhân viên khác vào làm với cùng mức lương đó, nghĩa là thay vì tư tưởng hợp tác, họ mang tư tưởng ban ơn với người lao động. Tất nhiên tư tưởng đó vẫn phục vụ được doanh nghiệp của họ với những nhân viên năng lực thấp và thiếu mục tiêu phấn đấu. Điều đó dễ hiểu vì sao những nhân lực giỏi hầu hết đều nhảy việc tới môi trường tốt hơn và đãi ngộ tốt hơn...
🍌 Chẳng ai có công việc tốt, lương cao mà muốn nhảy việc cả. Cá nhân tôi đã từng làm rất tốt công việc được giao, mang lại danh tiếng, tài chính cho công ty, lương tuy không thấp nhưng theo chế độ công ty đề ra thì chả thấm tháp gì. Tất cả các chế độ đều được ghi trong quy chế do chính ông chủ đề ra, mà ông lại là người ngồi lên nó.
▨ Đi hay ở nhiều khi phụ thuộc nhiều vào cách đãi ngộ và uy tín của chủ doanh nghiẹp. Khi khó khăn họ cần người làm, khi làm thì họ hứa thật nhiều, khi công việc hoàn tất thì thất hứa cũng thật nhiều. Nhiều chủ doanh nghiệp đang suy nghĩ vắt chanh bỏ vỏ nên đừng trách nhân viên nhảy việc.
☂ Phía công ty đã nhìn thấy khả năng của bạn từ lâu, nhưng họ không thăng chức, tăng lương cho bạn vì họ muốn cướp những gì thuộc về bạn để tăng lợi nhuận cho họ. Không nên tiếp tục làm với những người chỉ muốn gom hết lợi nhuận về cho mình.
Có 4 yếu tố có công việc tốt:
𓃲 1. Làm trong ngành công nghiệp, lĩnh vực sôi động nhất, nhiều giá trị nhất của thị trường. Công việc chỉ có tính thời điểm, khi thời điểm thay đổi, ngành nghề thay đổi bạn có thể phải đổi việc.
ඣ 2. Làm trong công ty, tổ chức đang ở đỉnh của thị trường, là tâm điểm của ngành công nghiệp. Ai cũng biết công ty lớn có nhiều cơ hội hơn công ty nhỏ.
꧙ 3. Làm cho sếp có ý chí mạnh, có năng lực quản lý tốt, biết tôn trọng và tạo điều kiện cho tài năng của bạn và đông nghiệp phát triển. Không làm việc với những người hay thất hứa.
🍌 4. Làm việc cho chính mình. Dù bất kì ai kí bảng lương cho bạn thì bạn vẫn là người chịu trách nhiệm trực tiếp đến sự thăng tiến, công việc và cơ hội của bạn, do đó phải tự nắm lấy.
ܫ Ở nhiều tổ chức cũ trước đây thường có những ưu đãi ngoài lương như là "phụ cấp thâm niên", "bán đất giá ưu đãi"..., cũng là một hình thức trả lương phi chính thức, nhưng giờ thì rất ít.
ౠ Trước đây khó khăn trong in ấn nên có khoảng cách rất lớn giữa kinh nghiệm và kiến thức. Nhưng khi thời đại thay đổi, công nghệ xuất bản phát triển thì khoảng cách này được rút ngắn lại.
♚ Các bạn 9x bây giờ có thời gian đi tới thành đạt ngắn hơn thế hệ 7x, 8x rất nhiều. Kinh nghiệm khi được viết thành báo, sách, được truyền dạy trong môi trường chính thức chính là kiến thức. Kiến thức là kinh nghiệm được xuất bản. Và khi khoảng cách này rút ngắn thì "đồng lương to" chính là biểu hiện của rút ngắn khoảng cách.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.