Trước nhiều ý kiến cho rằng "không đẻ con là ích kỷ", độc giả có nickname abc trả lời như sau:
Sinh con để được hưởng thú vui làm cha mẹ cũng là vì lợi ích của bản thân. Tôi đang ở nước phát triển, an sinh xã hội tốt, họ lại sinh ít con nên trẻ con của họ được chăm nuôi siêu tốt. Trẻ nào s🎃inh ra cũng có ít nhất một năm đầu đời có mẹ chăm sóc toàn thời gian, 24h một ngày, đó là ít nhất.
Các quốc gia giàu có đẻ ít thì trẻ con của họ được mẹ tự tay chăm sóc nhiều, chứ không phải do ông bà hay người giúp việc chăm nom ღlà chính. Giờ người Việt đẻ nhiều mà thời gian cho 🔯con ít hơn thì ai ích kỷ đây?
Nếu ít thời gian cho con vì điều kiện không đủ ꦬthì không ai trách, nhưng🌟 đã thế thì cũng phải tính số con định đẻ cho hợp lý.
Một gia đình ở quê ra thành phố làm việc mà tôi quen, đẻ con rồi để ở quê suốt 3 năm với bà,🌞 bố mẹ tập trung làm ăn. Đứa bé 3 tuổi mới đón ra thành phố đem gửi trẻ. Gia đình họ đúng làꦅ nghèo khó nên phải cố gắng vươn lên. Tôi rất nể họ chứ không có ý chê, nhưng theo bạn thì điều kiện vậy có nên sinh thêm đứa nữa để bà trông như thế vài năm nữa không?
>> Cha mẹ Việt nên quen dần việc nuôi con không phải để 'dưỡng già'
Cha mẹ đâu có được tận hưởng thời gian với con hàng ngày, còn chính đứa trẻ và ông bà phải vất vả chịu khổ? Như thế này là ích kỷ chứ? Nói tiêu chuẩn để nuôi con mà mớiꦦ chỉ n🍃ói đến tiền thì tức là yêu cầu vẫn còn thấp, tiêu chuẩn cao là phải tính đến thời gian dành cho trẻ.
Độc giả Nguyen Tuong Vy chia sẻ "thà mang tiếng vô sanh" còn hơn bắt con cái phải mang gánh nặng "ông bà, cha mẹ":
Khi tôi lập gia đình, ba mẹ hai bên cũng hối chúng tôi sanh con. Khi chúng tôi hỏi tại sao phải làm🍸 vậy thì họ đưa ra những lý do như: Tại vợ chồng đã tới tuổi, có con để giữ tình cảm vợ chồng, có con để mai mốt già có chỗ nương tựa, để ông bà có cháu cho đỡ buồn, để nối dõi lo thờ phụng... Chúng tôi hỏi sao lại không có lý do nào là vì đứa nhỏ mà toàn vì người lớn không vậy, th😼ì họ không nói gì cả.
Nên tôi cũng có ít nhiều trăn trở là n༺ếu không lo được cho con cái một cuộc sống thật tốt để cháu hoàn tất được hàng tá trách nhiệm trên vai, thì tôi thà chịu tiếng vô sanh còn hơn là bắt cháu phải chịu quá nhiều ràng buộc và không tự do sống với ước mơ của mình.
Độc giả Thảo Nguyên Trần Nguyễn kể: Tôi đang sống ở TP HCM, hai vợ chồng cũng xác định không sinh con. Giờ nhà riêng còn chưa mua nổi, thì sinh con sao được. Con trẻ không thể lớn lên trong môi trường nhiều vấn đề ở những khu ♏trọ. Nếu thuê nhà riêng hoặc chung cư, thì thêm tiền nuôi coꦯn nữa hai vợ chồng không kham nổi.
Quan trọn🐷g nhất là tôi không đủ tự tin có thể nuôi một đứa trẻ trư෴ởng thành khoẻ mạnh về tinh thần, đạo đức.
Độc giả Nguyen Hong Thuy thì bị nhiều nỗi lo lắng cho con cái ám ảnh: Vợ chồng tôi ở nhà th♍uê, có một con gái, lấy nhau 8 năm nay không dư đồng nào, vì ngoài tiền ăn uống áo quần ra còn thêm khoản vui chơi nữa. Tôi sợ để con ở ಞnhà hoài, bé sẽ không được lanh lợi, hoạt bát.
>> Tôi chấp nhận mất 1,2 tỷ đồng thừa kế vì không sinh con
Trộm vía, vợ chồng không dư tiền nhưng nhìn con khoẻ mạnh, phát triển thể chất cân đối, mọi người đánh giá thôꦏng minh, ngoan ngoãn thấy cũng được an ủi. Nhưng đi kèm là nỗi lo dai dẳng: không biết khi nào mới có tiền mua nhà,con lớn lên học hành như thế nào? Hướng dạy dỗ con 𒊎ra sao? Nhiều nỗi lo, nên nếu chưa sẵn sàng làm mẹ thì từ từ có con, lỡ có thai mà kỹ năng làm mẹ chưa tốt thì thiệt thòi cho cả mẹ và con.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.