Đồng cảm với câu chuyện "Tết của dân quê", nhiều độc giả VnExpress chia sẻ tâm trạng hoài niệm, tiếc nuối khi Tết hiện đại ở thành thị không còn giữ được những nét truyền thống của Tết xưa:
Tết ở Thành phố bây giờ nhạt lắm. Quanh năm con người ta đủ ăn, đủ mặc, đi chơi bạn bè cũng thường xuyên. Có người một năm về quê cả mấy chục lần, Tết còn gì mà làm? Thiếu bánh thì đặt mua, thiếu gì có tiền mua cái đó, cuộc sống vật chất con người ta nhiều đến nỗi họ không còn cảm giác với những giá trị lõi của xã hội. Nên bây giờ T𓄧ết nói riêng, cuộc sống nói chung nhạt lắm.
Tết là sự tất bật chuẩn bị, dọn dẹp, ý nghĩa và hồn dân tộc là ở đây. Đất nước phát triển kéo theo sự thay đổi trong nếp làm, nếp suy nghĩ nhiều người cứ chạy ra loáng một cái là đủ hết nhanh, tiện, lợi nhưng không có hồn quê (hồn dân tộc). Sự phát triển kinh tế phải song song với văn hóa, gìn giữ bản sắc đặc trưng dân tộc giữa sự phát triển mới là khó. Một tòa nhà xây lại thì dễ, chặt cái cây hàng trăm năm tuổi thì cả đời mình và cả con mình cũng khô꧃ng thể có lại được. Hầu hết những người già đều cảm nhận cái "quê'', cái tình non sông đất nước qua con gà, con heo, cây xoài, cây mít, không thích nghi được cái "kiểu sống thành phố".
- Ô nhiễm tiếng ồn, bụi bặm.
- Thực phẩm tươi ngon.
- Mối quan hệ giữa người với người.
Cả ba tiêu chí trên, ở quê đều hơn h🎉ẳn thành phố.
Quả thật trong tôi cũng chứa đầy những ký ức như vậy về làng quê của mình hồi nhỏ. Và cho đến nay, lúc xấp xỉ tuổi 50, đi bôn ba nhiều nơi trên trái đất này, thì những kỷ niệm thời thơ ấu vẫn đọng lại trong tôi nhiều nhất, không ký ức nào có thể sánh bằng. Tôi đang lo, thế hệ con cái tôi, những đứa trẻ sống trong thành phố với những ngôi nhà cao tầng và sự giao tiếp hờ hữ♏ng, thì sau này tầm tuổi tôi ký ức của bọn chúng về tuổi thơ sẽ là gì? Có được sâu đậm như tôi không? Hay chỉ là vài ba thứ nhạt nhòa ngoài việc học?
Xung quanh với bao việc nhà chuẩn bị đón xuân mà lòng tôi xen lẫn vui buồn. Vui vì một năm mới lại đến, đem theo bao điều hy vọng tốt đẹp đang chờ phía trướ⛄c, buồn vì "vẫn phải" sống chung với cuộc sống "ảo" - tốt khoe xấu che, mà chưa biết làm thế nào để biến tất cả những hy vọng, những thứ còn chờ phía trước luôn đúng thật với bản chất của chúng.
Tuy ở Sài Gòn nhưng tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình mang đậm văn hóa miền Bắc, nhất là những khi💯 Tết về. Nhớ ngày trước Tết, cả gia đình từ ông bà ngoại đến cậuꦏ dì, con cháu ngồi gói bánh chưng rất nhộn nhịp. Khi ấy tôi học cấp hai, hay xung phong trông bánh vì luôn yêu thích cảm giác ấm nóng bên bếp lửa. Sáng mùng một, mọi người tề tựu tại nhà chính, ông ngoại vốn là một thầy đồ kiêm thầy thuốc Bắc trang nghiêm trong bộ áo dài khăn đóng làm lễ. Từ ngày ông bà ngoại mất, tôi thấy Tết trong tôi không còn nhiều ý nghĩa niềm vui như trước nữa.
Tôi cũng rất nhớ quê hương ngày ấy mỗi khi xuân về. Cái thời tuy có nghèo về vật chất nhưng thật ấm áp tình người ở miền quê nông thôn. Nhưng bây giờ thì hết mất rồi cây đa, bến nước, sân đình... Mỗi lần về quê, tìm chút nhỏ kỷ꧅ niệm ấy cũng không còn nữa.
Trẻ con thành thị bây giờ thật đáng thương, k๊hông được làm bạn với cỏ cây hoa bướm, với dòng sông, cánh đồng, với chó mèo, gà lợn... Nhà nào cũng chỉ mấy chục m2, xung quanh toàn bê tông và xe 💝cộ...
Một vấn đề💧 lớn của thời đại công nghiệp hóa, đô thị hóa. Những cánh đồng xanh mướt, hương thơm mỗi khi lúa trỗ đòng, những cánh cò trắng thấp thoáng trên rặng tre làng đang biến thành những nhà máy bê tông, cốt thép, ngày đêm xả khói đen vào bầu khí quyển. Nó giúp cho con người giàu có hơn về vật chất, hiện đại hóa hơn về phương tiện nhưng chúng ta phải trả giá bằng sự vô cảm đang ngày càng lan rộng?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.