Trong một động thái mới nhất, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra tiền mới để lưu hành và yêu cầu các chi nhánh địa phương thu hồi lại tiền cũ để tiến hành cách ly nhằm giảm thiểu tối đa lây nhiễm dịch bệnh nCoV. Đây là một giải pháp tốt trong nhiều giải pháp mà chính phủ đưa ra, chứng tỏ cả hệ thống chính trị đã vào quyết liệt cuộc nhằm ngăn ngừa đại dịch này.
Tuy nhiê🍰n, tiền trước khi quay về hệ thống ngân hàng thì đã lưu thông một thời gian dài trong dân chúng, từ bà bán rau ở chợ ༺đến các siêu thị sang chảnh ở những đô thị lớn.
Mặc dù nhiều năm gần đây, thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán bằng thẻ chẳng hạn) đã được nâng lên, nhưng nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất lớn. Đơn cử như trường hợp bà nội trợ ra chợ mua mớ rau, mới cá, hổng lẽ xách cái thẻ ATM rồi yêu cầu bà bán rau, bán cá mang cái máy POS ra mà quẹt?
Do vậy, sau khi nhận diện thói quen xài tiền mặt cũng là một nguy cơ lây nhiễm bệnh, tôi nghĩ, ý thức tự bảo vệ của mỗi người vẫn là quan trọng nhất. Chỉ khổ nỗi, tiền thì vẫn phải xài, bởi "No money, no go", do đó hằng ngày vẫn phải đối ܫdiện với nguy cơ bị lây.
Dưới góc nhìn của một người hàng gi🥂ờ phải làm việc dính líu tới tiền, tôi có một số giải pháp sau✨ đây:
- Hạn chế xài tiền mặt.
- Nếu phải xài tiền mặt, tiền thối lại nên lưu giữ/bọc lại trong bao nylon để riêng
- Khi về nhà, phân loại tiền polymer riêng và tiền giấy riêng. Tiền polymer rửa sạch bằng xà phòng để khô rồi sử dụng lại, tiền giấy (chủ yếu tiền lẻ mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng) bỏ trong bọc riêng, khử trùng rồi đem phơi nắng, một thời gian sau sử dụng lại.
- Nhà nào có điều kiện♍, có máy chiếu tia cực tím thì không cần giải pháp "rửa tiền" nói trên.
Dĩ nhiên là đừng quên đeo khẩu trang chốn đông người cũꦓng như rửa tay đúng cách trước khi đưa bất cứ vật gì lên mũi, miệng và mắt.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.