Bình luận về bài viết "Tôi 'đơ người' với bài tập🔯 Toán của học sinh lớp 8" của tác giả Lâm, nhiều độc giả VnExpress chia sẻ về phương pháp dạy học cho con:
Con gái tôi học cái này cả tuần không hiểu, về nhăn nhó, tôi bận việc nên không quan tâm. May đâu cuối tuần về sớm, ngồi nhâm nhi ly bia, thấy con nhăn nhó tôi liền lại xem và... tôi tắt hết đèn trong phòng, sau đó lấy cái nón lá, lon bia, cái chai... tất cả đồ trong phòng được huy động. Sau đó tôi bật đèn pin lên và chiếu chúng vào tường, loay hoay khoảng 15 phút, con tôi đã tươi cười trở lại, v꧅à tự tay chiếu hết cái này đến cái kia miệng thì đọc chiếu bằng nè, đứng nè, ngang nè... Sau đó, đèn được bật sáng, cả hai cha con lại ai vào việc nấy. Cha lại uống bia, con lại lấy bài khác ra học. Chúng ta hãy cố gắng tìm ra phương pháp cùng con và nhà trường giải quyết khó khăn. Đừng chán n༒ản, con sẽ chán theo. Con đang là học sinh, có những cái biết rồi thì rất dễ, đã không hiểu thì càng rối. Quan trọng là mỗi gia đình hãy cố gắng làm điểm tựa cho con khi có khó khăn...
Tôi 28 tuওổi, có thể nói đã trải qua rất nhiều lần cải cách sách giao khoa quan trọng. Tôi cũng đã học môn mà con bạn học bây giờ. Mỗi vấn đề đều có cách nhìn nhận và tư duy khác nhau. Cùng một vấn đề là hình chiếu của vật thể, bạn được học đến đại học nên biết thế nào là không gian, tọa độ. Còn ở trình độ lớp 8 thì cái cần là tư duy, là khả năng tưởng tượng và hình dung ra vật thể đó như thế nào? Cùng một vấn 🏅đề, nhưng trình độ khác nhau sẽ có cách giải quyết vấn đề khác nhau.
Thế nên, con bạn tư duy chưa đủ, chưa có được khả năng tưởng tượng cần thiết nên sẽ cảm thấy nó khó. ☂Để chỉ cho con bạn, đừng vác kiến thức cấp 3, đại h🌳ọc vào, mà phải nhìn theo cách nhìn của một học sinh lớp 8. Bản thân tôi đã học và không thấy môn này khó, cái khó là có đủ kiên nhẫn và đủ khả năng tưởng tượng xem khi chiếu nó lên một mặt phẳng ta sẽ thấy được gì thôi? Đừng bao giờ đổ lỗi cho giáo dục khi chính nó đã dạy cho cha mẹ bạn, con cái bạn và cả cháu chắt bạn sau này thành những công dân có ích cho xã hội. Hãy tư duy phù hợp với hoàn cảnh của vấn đề mà bạn cần giải quyết.
Mọi người đi học có để ý không? Chứ tôi thì thấy rất rõ thế này: Cấp 1 chúng ta học những cái cơ bản, chấp nhận những thứ sẵn có gọi là "tiên đề". Cấp 2 chúng ta học những cái hiển nhiên có. Lên cấp 3 lại học lại những thứ cấp 2 đã học nhưng với cập độ sâu hơn để trả lời câu hỏi "tại sao?". Ví dụ: trong môn Hóa học, cấp 2 các bạn chỉ biết rằng O2 + 2H2 => 2H2O, nhưng lên cấp 3 c🌠ác bạn sẽ học thêm các electron và điện trở, ion để giải thích tại sao O2 + 2H2O, và ta biết H trong H2O là H+ và O là O-2. Lên Đại học ta lại học tại sao của tại sao. Trong toán học cũng vậy, cấp 1 chúng ta học không gian một chiều, trục Ox (số tự nhiên, chưa học số âm), lên cấp 2 học toán học hai chiều Oxy, lên cấp 3 học toán học Oxyz, lên Đại học toán học không gian m*n chiều (ma trận cấp m*n).
Vậy thì việc môn công nghệ lớp 8 đã tiếp xúc với thực tế không giᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚan ba chiều tuy không có giải thích biện chứng khoa học bằng các hệ quy chiếu, thì lên cấp 3 sẽ có học bằng biện chứng khoa học hệ quy chiếu cũng là một cách dạy tiếp cận từ từ. Ví dụ, để học toán chúng ta phải chấp nhận 8 tiên đề của Euclid, nhưng lên đại học nếu học sâu vào toán, chuyên toán sẽ phải chứng minh tiền đề Euclid, chứ không phải chỉ là chấp nhận nó để trả lời câu hỏi "tại sao?". Tôi nghĩ người biên soạn sách đã có những dụng ý riêng và nghiên cứu cụ thể của họ khi biên soạn sách bằng cả công trình nghiên cứu khoa học.
Tôi học xã hội nhân văn, ngành ngôn ngữ. Nhờ học lo♓gic học mà trong đó có phần "Tam đoạn luận", tôi mới biết được ngày xưa lúc tranh luận với người khác tôi hay bị mắc lỗi logic nào. Dù bây giờ không còn nhớ "Tam đoạn luận" là gì nhưng tôi biết nó có tồn tại, và khi cần thì có thể tra cứu lại dễ dàng. Bạn học ngành nhân văn, có thể không liên quan trực tiếp tới các con số, nhưng cần phải biết suy nghĩ logic để lập luận cho chặt chẽ. Ngày xưa học môn đó mà tôi như được mở ra một chân trời trước mặt, dù bản thân thời học phổ thông vô cùng sợ toán. Kết quả thi cũng rất tốt. Quan trọng là phải chịu khó suy nghĩ.
Người học 100 phần kiến thức, sử dụng 50 phần nó sẽ rất khác với người học 50 phần và sử dụng 50 phần. Chưa kể chúng ta còn chưa biết mình sẽ s♔ử dụng phần nào ở thời điểm nào trong cuộc đời. Cái cần phê phán là cách dạy học quá dồn ép, cách dạy nhàm chán, dạy 1 + 1 nhưng kiểm tra cho đề trên trời khiến học sinh mất hứng thú, chứ nội dung thì cũng không hẳn là cao siêu lắm đâu. Tôi qua Canada đang đi học lại ở trường cao đẳng thì các bạn ở bên đó người ta đọc một lần là trọn vẹn một cuốn sách, có mở đầu có kết thúc, lập luận phản bác rất rành mạch khúc chiết. Người ta đã học tất cả cái đó từ thời cấp 2 cấp 3 rồi.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.