Bạn tôi nói rằng một số học sinh trung học có khuynh hướng tụ tập chơi game tại các tiệm game trong thời gian nghỉ học kéo dài.💯 Những tiệm game này có phục vụ đồ ăn và nước uống tận bàn. Vì thế, một số em 🌼mải mê ngồi ôm máy tính chơi liên tục nhiều giờ liền, thậm chí, ở lại chơi thâu đêm suốt sáng. Tiệm nào cũng chật cứng các em học sinh nhỏ tuổi.
Tính đến ngày 14/2, học sinh đã phải nghỉ học thêm gần hai tuần sau kỳ nghỉ Tết Canh Tý 2020, để chủ động trong việc phòng chống dịch Covid-19. Với độ tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" của học♍ sinh bậc trung học và tiểu học, việc các con nghỉ ở nhà trong những ngày qua là nỗi lo không nhỏ đối với các bậc cha mẹ. Những cán bộ công chức, nhân viên, công nhân... không thể thường xuyên túc trực bên chúng để kiểm soát mọi hành vi không phù hợp. Nỗi lo lớn nhất chính là việc trẻ dùng thời gian nghỉ để lao vào chơi game.
Hiện na💙y, trên thị trường game online, xuất hiện nhiều game bạo lực với mức độ hấp dẫn gây nghiện rất cao. Ở lứ🐭a tuổi bắt đầu thay đổi tâm sinh lý ở bậc trung học, trẻ rất thích những game có nội dung khuyến khích người chơi bắn giết càng nhiều càng tốt, ảnh hưởng rất xấu đến tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này. Tất nhiên, khi trẻ đã chơi đến độ nghiện thì rất khó từ bỏ. Từ đó, chúng càng lúc càng sa đà, sẵn sàng từ bỏ việc học, lao vào cơn nghiện game.
Quản lý con ở độ tuổi học sinh mới lớn trong mùa dịch quả là một bài toán không đơn giản đối với♈ phụ huynh ở thành phố. Còn đối với học sinh bậc tiểu học thì sao? Trong mùa dịch, các phụ huynh có con nhỏ ở TP HCM, tìm nhiều cách để gửi con, hoặc bí quá phải thay phiên nhau nghỉ làm để trông giữ trẻ. Còn những trường hợp có con độ tuổi học tiểu học cũng có những khó khăn không kém.
Đối với những gia đình có hậu phương lớn (nội, ngoại) ở g🅠ần thành phố như Bình Dương, Long An... thì xem ra vẫn còn dễ thở hơn nhiều. Gửi con về nội hoặc ngoại có lẽ là vẹn cả đôi đường, vừa "né" được dịch, vừa hạn chế con chơi game.
Tôi biết một số trường hợp như chị Ngô Nguyễn Thiên T💙hư, 34 tuổi ở quận Bình Tân gửi con đang học lớp 4 về quê ngoại ở ấp xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước Long An. Bà ngoại là nhà giáo đã về hưu gần chục năm nay nên có "nghệ thuật" huấn luyện cháu ngoại nhanh chóng đi vào nề nếp ăn, ngủ, nghỉ ngơi, thư giãn và ngay cả thời gian chơi gam🐻e.
Trong khi đó, anh Nguyễn Lê Dương Võ, 42 tuổi ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh lại gửi con đang học lớp 4 về nội ở xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, Long An. Cha anh cũng là giáo viên đã nghỉ hưu nên việc tổ chức cho cháu nội mình thích hợp với cuộc sống mới ở nông thôn cũng không khó. Khi𝔍 lũ trẻ rời xa cái tổ ấm "ông hoàng, bà chúa" của cha mẹ, được gửi về nội hay ngoại, chúng thường nghe lời và dễ bảo hơn.
Tiếp cận với nhiều gia đình có hoàn cảnh "tạm thời" nuôi cháu như hai gia đình trên, tôi thấy chuyện "cái khó lại ló cái hay", gử🍨i con về quê nội, ngoại "né" dịch Covid-19, lại ♛vô tình giải quyết được tình trạng chơi game bất kể giờ giấc của trẻ em. Một vấn nạn mà hầu như gia đình nào có con ở các thành phố lớn đều gặp phải.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.