Tình trạng y bác sĩ bị chửi bới, hành hung thời gian gần đây diễn ra liên tục. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng trở lại đây đã xảy ra ba vụ tấn công nhân viên y tế. Thực tế trên một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho sự an toàn của những người làm công tác khám chữa bệnh, đặc biệt là tại các bệnh viện tuyến tỉnh. Câu hỏi được đặt ra là vì sao lại có chuyện hành hung y bác sĩ?
Lý giải cho thắc mắc này, độc giả Sang nêu dẫn chứng: "Câu chuyện mà tôi từng gặp phải: khi tôi đưa mẹ vào cấp cứu tại một bệnh viện lớn của TP HCM. Mẹ tôi bị đột quỵ, còn tôi năm ấy 46 tuổi. Tại phòng cấp cứu, mẹ liên tục giãy giụa, quằn quại trên băng ca, nhưng không thấy nhân viên y tế nào đến giúp, có thể vì mọi người quá bận. Lúc ấy, có một bác sĩ trẻ, khoảng dưới 40 tuổi, đứng ngay chân băng ca của mẹ tôi, vui vẻ nói chuyện với một cô gái trẻ khác. Vì chờ tới hơn 30 phút nhưng không thấy ai đến giúp, nên tôi đã đến quầy tiếp nhận để trình bày. 𝔉Các cô nhân viên tại đây có ghi nhận và bảo tôi tiếp tục chờ.
Vì quá xót xa cho mẹ, tôi làm liều, đến nói xen vào câu chuyện của vị bác sĩ và cô gái kia. Tôi nói: "Bác sĩ có thể xem giúp sao mẹ tôi giãy giụa quá". Nhưng thay cho câu trả lời là ánh mắt trừng trừng của vị bác sĩ nhìn tôi như chửi thẳng vào mặt tôi là kẻ bất lịch khi làm phiền câu chuyện của họ. Và người này tiếp tục câu chuyện dưới chân mẹ tôi cho đến khi bà được chuyển đi.💮 Trong tình huống này, bác sĩ có nên hành xử như vậy không? Và nếu tôi là người vì quá nóng ruột, bức xúc trước thái độ thờ ơ kia mà hành hung bác sĩ thì sẽ thế nào?".
Đồng cảm với câu chuyện trên, bạn đọc Giltran kể về trải nghiệm khó quên của mình tại bệnh viện: "Một hꦍôm đi công tác về, lúc này đã khoảng gần 1h sáng, vừa cởi được đôi giày ra để vào nhà thì tôi thấy mẹ ngồi trong nhà vệ sinh thều thào. Ban đầu, tôi cứ nghĩ là mẹ bị đau bụng, nhưng một hồi lâu sau lại không nghe tiếng mẹ, nên tôi vào xem có chuyện gì. Lúc đó, tôi thấy mẹ đã ngất xỉu. Gia đình tôi lật đật chở mẹ đi bệnh viện cấp cứu, tôi thậm chí còn chưa kịp thay đồ và đi chân đất vào viện.
Tới khoa cấp cứu, nhìn mẹ nằm ôm bụng rất mệt mỏi, trong khi các bác sĩ trực đêm vẫn cứ vui cười nói chuyện với nhau, chẳng hề ngó ngàng gì đến bệnh nhân, dửng dưng như không có việc gì to tát, tôi thực sự rất khó chịu. Rất lâu sau mới có một nữ bác sĩ đến xem tình trạng bệnh của mẹ tôi, rồi tiêm cho bà một mũi, nói nguyên nhân là do 🌌mẹ bị trúng thực.
Đáng trách nhất là sau đó, một bác sĩ nam tiêm thêm cho mẹ tôi một mũi nữa làm mẹ tôi lên cơn co giật. Khi bác sĩ này thấy꧋ vậy, liền xem tờ giấy mà bác sĩ nữ đã ghi trước đó, thì mới hay là tiêm sai thuốc cho mẹ. Người này vội vàng tiêm lại cho mẹ tôi một mũi tiêm khác. Thực sự, chứng kiến bác sĩ đứng cười nói rồi tiêm sai thuốc cho mẹ mình, nếu tôi là người thiếu kiềm chế thì ắt hẳn đã xảy ra xô xát rồi. Vì thế, rất mong các bác sĩ hãy tập trung vào chuyên môn và có tâm hơn trong công việc để hạn chế những tình huống tương tự".
>> Nhân viên y tế - 'nghề nghe chửi'
Ngày càng nhiều người lên án những kẻ tấn công nhân viên y tế. Nhưng trong bất cứ vụ hành hung nào, luôn có những lời than trách rằng nếu các y bác sĩ phục vụ tốt hơn, có tâm thì họ đã không bị đánh. Thực tế, còn rất nhiều bất cập trong hệ thống y tế công, trong thái độ của một số nhân viên y tế, khiến nỗi bức xúc của bệnh nhân và người nhà của họ ngày càng mất kiểm soát.
Trong khi đó, dù hiểu tâm trạng sốt ruột của người dân khi đến bệnh viện khám chữa bệnh, độc giả Bảo trân vẫn nhấn mạnh cần một sự cảm thông với những áp lực mà đội ngũ nhân viên y tế phải gánh chịu: "Bạn có biết khi làm trong phòng cấp cứu, y bác sĩ đã phải trải qua rất nhiều trường hợp khác nhau. Họ nhìn một cái là biết ngay ai cần hỗ trợ khẩn cấp hay không. Nếu trường hợp khẩn cấp tính bằng giây, họ sẽ có báo động đỏ và ưu tiên xử lý trước. Vào cấp cứu không có thứ tự mà phải ưu tiên các ca nặng trước. Và khoa cấp cứu sẽ không có bác sĩ chuyên môn ở đó. Chỉ khi nào trường hợp khẩn cấp thì họ mới gọi bác sĩ chuyên khoa đến. Còn không thì ai cũng phải chờ.
Tôi hiểu được cảm giác của người nhà bệnh nhân🔯, nhưng vì chúng ta không phải bác sĩ nên trường hợp nào cũng coi là khẩn cấp, muốn được ưu tiên hết. Chúng ta nên hiểu rằng, chẳng có một y bác sĩ nào lại muốn trong ca trực của họ có biến cố xảy ra hết. Đương nhiên, sẽ có những bệnh viện nhỏ, chuyên môn không cao bằng viện tuyến trên nên xảy ra sơ suất. Nếu nghi ngờ chuyên môn của họ, bạn có thể mang🎃 người bệnh đến viện tốt hơn nếu điều kiện lúc đó cho phép. Mà thật ra nếu thấy bệnh nhân ngoài khả năng chữa trị của mình, các bệnh viện tuyến dưới cũng chuyển đi liền chứ không dám giữ lại đâu.
Nhiều bạn so sánh thái độ y bác sĩ ở viện công và viện tư nhưng như vậy là quá khập khiễng. Làm việc ở viện tư lương cao hơn viện công rất nhiều, phí khám bệnh ở đây cũng cao hơn viện công nên chất lượng dịch vụ đương nhiên cũng được chú trọng hơn. Nhân viên y tế ở viện tư làm việc cũng nhàn hơn nên có điều kiện để quan tâm bệnh nhân tốt hơn. Nếu bạn muốn dịch vụ tốt, thái độ tốt thì mời đến viện tư.
Tất nhiên, tôi nói vậy nhưng không có nghĩa tôi đồng tình với thái độ của một số y bác sĩ bệnh viện công. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm được vì họ luôn quá tải, làm việc hết công suất nhưng lương lại quá thấp và dễ bị kỷ luật"♊.
Đó cũng là quan điểm của bạn đọc Nguyễn Trung Hiếu: "Tôi không muốn nói ai đúng ai sai trong câu chuyện này. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, những bệnh nhân vào cấp cứu la hét càng lo, giãy giụa càng nhiều, thì thực ra họ không quá nguy kịch (vì còn đủ sức). Thế nhưng người nhà thường thấy xót, sốt ruột nên thường hối thúc và mất bình tĩnh. Họ đâu biết rằng bác sĩ không thể tiêꦐm thuốc cho bệnh nhân nằm im ngay được vì sẽ bỏ qua triệu chứng cần theo dõi. Đáng lo nhất vẫn là những ngư𓆏ời không có phản ứng gì, vì bác sĩ không biết họ bị đau ở đâu để có biện pháp thích hợp.
Ngoài ra, bác sĩ còn phải đợi kết quả các xét nghiệ🍨m mới có thể áp dụng các biện pháp thích hợp. Không phải cứ bệnh nhân kêu đau vào cấp cứu là cho thuốc giảm đau, giãy giụa là tiêm thuốc an thần... Cho nhầm thuốc còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Do vậy, người nhà cần phải bình tĩnh chờ bác sĩ đưa ra chuẩn đoán chính 🐼xác.
Bác sĩ cũng là con người, cũng phải nhìn số liệu, triệu chứng để xác định bệnh, chứ không phải thần tiên chỉ cần liếc mắt là biết bệnh gì để chữa. Quan trọng nhất trong cấp cứu là ở khâu sơ cứu tránh xuất huyết, tránh vế💟t thương nhiễm trùng, tránh gây nặng bệnh... chứ không phải chữa hết ꦺngay lập tức các triệu chứng của bệnh nhân"
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.