🎀 Giáo dục học đường của chúng ta không tạo điều kiện cho học sinh có tư duy độc lập - ngại phát biểu ý kiến riêng, ngại phản biện ý kiến của học sinh khác và của thầy cô, thậm chí phản biện cả ông bà, cha mẹ? Tư duy độc lập là nền tảng của phản biện. Môn nọ, môn kia chỉ là đào sâu hơn theo những chủ đề chuyên biệt mà thôi.
ꦆ Phản biện không có nghĩa là vặn hỏi theo kiểu bắt bẻ hay đánh đố. Người phản biện phải nhìn thấy được chỗ sai của vấn đề đồng thời phải có ý tưởng sửa chữa chỗ sai đó. Đặt nghi vấn và thiếu ý tưởng giải quyết nghi vấn thì phản biện không hoàn chỉnh, thậm chí không được gọi là phản biện mà chỉ có tính chất nói xấu, phá hoại.
>> 🅰Sinh viên lao vào xe ôm công nghệ vì bị giáo dục theo lối thụ động
꧟ Ý tưởng sửa sai của cá nhân không hẳn là đúng, là hoàn chỉnh nhưng tập hợp nhiều ý tưởng như thế người có trách nhiệm sẽ tổng hợp và chọn ra được giải pháp tối ưu. Chúng ta ai cũng muốn sống trong một xã hội văn minh, có trật tự, có tổ chức, có kế hoạch. Nhiều vấn đề xã hội tưởng chừng như không liên quan trực tiếp đến chúng ta nhưng lại là nguồn gốc phát sinh ra cái xấu, cái tiêu cực. Những cái xấu cái tiêu cực này sẽ lan ra các lĩnh vực khác như một loại bệnh dịch nếu chúng ta không tham gia bình luận, đóng góp ý kiến tích cực.
ও Người có trách nhiệm bản thân cũng không phải là thần thánh mà có thể lường hết mọi tình huống phát sinh. Đóng góp ý kiến tích cực là giúp cho những người này có lối thoát khi gặp bế tắc, giúp họ hoàn thành công việc, nhiệm vụ một cách tối ưu, đồng thời cũng là giúp (một cách gián tiếp) chính chúng ta.
>> Phẩm giá của tài xế xe ôm công nghệ
🀅 Ví dụ, vấn đề về các bạn trẻ tốt nghiệp đại học ra hành nghề xe ôm công nghệ. Bạn có thể đồng ý bằng cách nêu mặt tích cực, phản đối bằng cách nêu mặt tiêu cực, cân bằng khi hai mặt này không có bên nào vượt trội. Còn ý kiến đại loại như "anh có tư cách gì mà lên mặt dạy đời?" thì thôi. Đấy không phải là đóng góp ý kiến xã hội mà là tư tưởng "mặc kệ nó". Tư tưởng này rất thịnh hành trong quá khứ và ngày nay chúng ta phải gánh chịu rất nhiều hệ lụy tiêu cực. Liệu chúng ta có muốn các thế hệ sau phải gánh chịu những tiêu cực do chính mình tạo ra hoặc do chúng ta lười không chịu suy nghĩ tìm biện pháp giải quyết hay không?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.