Đọc bài 𓄧"Tại sao 'chưởng' Kim Dung không phổ biến khắp thế giới như Harry Potter?"⛄ tôi thấy cách so sánh của bạn An Tâm không đúng.
Khác biệt văn hóa Đông- Tây
ღ "Harry Potter" và "Lord of the rings" là truyện viết theo thuyết âm mưu. Tức là sẽ có một nhân vật hắc ám đang trù tính một âm mưu đen tối nào đó có thể làm thay đổi cả xã hội, thậm chí thay đổi cả thế giới.
💞 Nhân vật chính của truyện bị cuốn vào cái âm mưu ấy và tìm mọi cách đưa ra ánh sáng kẻ chủ mưu, cuối cùng trực tiếp chống lại hắn. Nếu Harry Potter không có tia chớp trên trán – một phần linh hồn của "kẻ mà ai cũng biết", nếu người Hobbit nhỏ bé kia không sở hữu cái nhẫn chúa ngay từ đầu thì cốt truyện có lẽ sẽ khác và nhân vật chính sẽ là ai đó khác không phải mấy người đó.
🌄 Dựa theo cách viết này, mạch truyện lúc đầu sẽ rất nhàm chán, càng về sau càng cuốn hút với đủ thứ hoàn cảnh ly kỳ hồi hộp. Nếu bạn đã từng đọc qua "truyện chưởng" của Cổ Long bạn sẽ thấy Cổ Long viết theo cách viết này.
✱ Còn cách viết của Kim Dung là theo lối truyện kể mang theo tư tưởng thâm căn cố đế của xã hội (ở đây là giang hồ) với chính – tà (võ công chính – tà hay con người chính – tà ?), sư phụ - đệ tử (sư phụ có địa vị to hơn cả cha mẹ, kết hôn với sư phụ là loạn luân- Dương Quá và Tiểu Long Nữ trong Thần điêu hiệp lữ- BTV), tình yêu đôi lứa (tự tìm lấy tình yêu cho mình hay để "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó"), võ công (người của môn phái nào chỉ được phép học võ công của môn phái đó, học của môn phái khác mà không được sư trưởng của môn phái mình hay người của môn phái kia đồng ý, là ăn cắp và bị mọi người truy sát), yêu nước (nhân vật mang dòng máu ngoại tộc thù địch nhưng lớn lên và trưởng thành cùng với người bản xứ- Kiều Phong trong Thiên long bát bộ- BTV)...
🔯 Những tư tưởng trong truyện của Kim Dung không phù hợp với phương Tây. Đối với Tây, võ công chỉ là công cụ tự vệ như con dao, khẩu súng làm gì có phân biệt chính – tà.
♒ Sư phụ chẳng qua chỉ là người truyền đạt kiến thức chứ có phải cha mẹ đâu. Tình yêu đôi lứa thì khỏi bàn rồi, làm gì có chuyện "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" (dĩ nhiên là trừ hôn nhân chính trị).
ꦑ Võ công chẳng qua chỉ là một loại kiến thức, ai dạy ta hoặc ta tự tìm được "bí kíp" thì cứ học, quan tâm làm gì nguồn gốc của nó. Ai sinh trưởng ở đâu thì xem như là người ở nơi đó bất kể anh mang dòng máu nào...
♋ Như vậy, "Harry Potter" và "Lord of the rings" có thể truyền bá rộng rãi vì nó không áp đặt tư tưởng lên người đọc. Nó chỉ nhấn mạnh sự kiên trì vượt khó của nhân vật chính mà thôi.
🌼 Xoay quanh nhân vật chính là hàng loạt các vấn đề "đời thường" không có gì phải "đao to búa lớn". Người Hobbit có thân thể nhỏ bé nhưng một ngày ăn đến sáu bữa (sáng, giữa bữa, trưa, xế, chiều và tối) và vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội Hobbit luôn là những chuyện "bà tám".
ဣ Anh Hobbit mang cái nhẫn chúa đi hủy, sự tích anh hùng của anh ta được ai đó ở đâu tán thưởng chứ người Hobbit có quan tâm đâu, cho rằng anh ta vừa đi du lịch hoặc buôn bán xa nhà mới về.
﷽ Nếu là truyện Á Đông thì cái sự tích anh hùng này chắc chắn vang rền như sấm bên tai mọi người rồi. Cũng vậy, người ta (xã hội trong truyện) chú ý Harry Potter vì nó là kẻ duy nhất không chết khi bị Chúa Tể Hắc Ám tấn công chứ có phải nó là anh hùng gì cho cam. Nếu là truyện Á Đông thì chi tiết này chả ai thèm quan tâm.
♑ Người phương Tây khó chấp nhận cuộc sống được lý tưởng hóa trong truyện Kim Dung
༺ Mỗi nơi có văn hóa khác nhau, mối quan tâm khác nhau. Truyện Tây thường đan xen sự kiện nổi bật với cuộc sống đời thường, nhân vật chính có xuất thân bình thường, cuộc sống bình thường, năng lực bình thường, chỉ là trong tình huống hoàn cảnh nào thì lựa chọn quyết định như nào mà thôi.
꧅ Còn truyện Tầu thì, nếu bạn có thời gian đọc đủ thứ thể loại truyện Tầu, bạn sẽ thấy tác giả chỉ quan tâm đến một tầng lớp xã hội nào đó (giới giang hồ võ hiệp, giới thượng lưu quý tộc, giới kinh doanh, giới văn nhân, giới tu tiên...) chứ không bao quát hết toàn xã hội, không có liên hệ giữa các tầng lớp người khác nhau.
♚ Một vị cao thủ ẩn cư nơi rừng sâu núi thẳm, hàng ngày hắn ăn gì, sinh hoạt như nào, tiếp xúc người gần đó để mua những nhu yếu phẩm cần thiết nhất ra sao chả bao giờ được đề cập. Tây không chấp nhận điều đó.
🍷 Ai cũng phải có cách nào đó để tồn tại, không thể ăn không khí mà sống. Đào hoa đảo chủ- Đông Tà Hoàng Dược Sư sống bằng gì khi ông ta chỉ có một nhúm đệ tử không thu học phí trên một hòn đảo quanh năm "nội bất xuất ngoại bất nhập" trừ phi được ông ta cho phép?
𝓀 Những nhân vật như Hoàng Dược Sư trong truyện Kim Dung nhiều đếm không hết. Truyện Tầu nói chung, truyện chưởng nói riêng không được Tây đón nhận vì người ta không học được điều gì trong đó (tính nhân văn và lối đối nhân xử thế) - hở ra một tí là đánh đập tàn nhẫn nhiều khi chỉ vì những lý do không đáng, không xem trọng sự tự do và tính mạng con người.
Với người Á Đông, những tư tưởng hủ Nho vẫn còn tồn tại trong xã hội nên truyện chưởng mới được người đọc đón nhận. 🅘Tôi cũng là fan của truyện chưởng nhưng theo tuổi tác càng lớn thì tôi nghiêng về Cổ Long hơn Kim Dung. Lý Thám Hoa luôn luôn và bao giờ cũng chỉ có một cây phi đao duy nhất trên tay (đao của anh ta bằng gỗ do anh ta tự khắc ra), bị bao vây bởi hàng chục cao thủ nhưng không ai dám xông lên đơn giản vì mỗi người chỉ có một tính mạng mà khả năng phóng phi đao của Lý Thám Hoa là chưa bao giờ hụt, một đao một mạng.
🌃 Điều này là khác với các truyện chưởng của các tác giả khác, mạng mình mà làm như mạng ai đó, chả biết sợ chết là gì, ào ào kéo nhau xông lên, ai chết nấy chịu. Tâm lý nhân vật được Cổ Long mô tả và phân tích sâu hơn nhiều so với Kim Dung nhưng bù lại, bối cảnh của truyện cũng rất hẹp, số lượng nhân vật ít, thường chỉ loanh quanh tại một địa phương nhất định.
>> Chia sẻ bài viết của bạn tại đây