Tết cổ truyền 2020 sắp đến, giá thịt heo lại 🅷đang tăng mạnh, tôi thấy nhiều người bàn đến chuyện "có nên đem thịt chꦯó vào ăn cho đỡ tốn không?". Có rất nhiều quan điểm quay quanh việc phản đối ý tưởng này: có người vì sức khỏe, có người vì văn minh, có người vì tình thương động vật...
Trước đây, tôi cũng ăn thịt chó, nhưng sau này thì không ăn nữa. Không phải vì quan niệm có văn minh hay không mà bởi vấn đề sức khỏe. Mỗi lần ăn thịt chó vào, cơ thể rất khó chịu, có lẽ do hàm lượng đạm cao và hấp thụ nhanh của thịt chó. T𝕴rong 100 g thịt chó có 19 g đạm, nhiệt lượng của quá trình hấp thu tỏa ra lượng nhiệt delta H =1,100 kJ/ 100 g (~260 Kcal) nên hôm sau thường bị nóng trong người, nổi mụn mất đi vẻ đẹp vốn có. Từ đó trở về sau, tôi không ăn nữa. Bạn bè tôi có người ăn, người không. Tuy nhiꦕên, tôi tôn trọng sở thích của họ và không bao giờ quy kết, đánh giá chỉ vì việc ăn thịt chó.
Lúc trước, do kinh tế khó khăn, khan hiếm nguồn thức ăn ở các đất nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Trung Quốc... nên con gì ꧑ăn được thì họ đem vào bếp chế biến, kể cả chó. Nhưng sau này, kinh tế phát triển, ăn uống dư dả nên họ không ăn nhiều nữa, và chó được đưa vào danh mục những "người bạn" của con người. Cũng từ đây mà xã hội hình thành nên cộng đồng "không ăn thịt chó", họ cho đó là tiêu chuẩn văn minh. Ai ăn thịt chó, không giống họ, thì bị🐟 cho là kém văn minh.
Ở Đài Loan vào những năm 1960 trở về trước, việc ăn thịt chó rất phổ biến. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng của văn minh phương Tây và những vấn đề tiêu cực từ thịt chó, nên từ năm 2001, cơ quan lập pháp Đài Loan cấm việc bắt và ăn thịt chó. Tuy nhiên, việc mua bán ngầm vẫn diễn ra. Vì thế, năm 2017, cơ quan lập pháp nước này tăng mức phạt tối đa lên hai năm tạm giam giữ hoặc á𒁏n treo cộng thêm hai triệu Đài tệ (khoảng 1,5 tỷ đồng) đối với người giết mổ, và 25 vạn Đài tệ với người ăn thịt chó.
Ở Vওiệt Nam hiện nay, xuất hiện không ít người có tư tưởng coi những ai ăn thịt chó là người không văn minh (kể cả là người thân trong gia đình). Bản thân tôi cho đó chỉ là một quan điểm cá nhân. Mà đã là quan điểm thì có thể phù hợp với nhóm người này nhưng lại không phù hợp với cộng đồng khác, phù hợp với người này nhưng không🌸 phù hợp với người khác, hoặc phù hợp ở thời này mà không phù hợp với thời điểm khác.
Văn minh hay ẩm thực là hai phạm trù khác nhau.Tuy nhiên không biết từ lúc nào việc ăn thịt con này con kia lại bị quy kết là "không vꦡăn minh". Họ vô tình gán những giá trị riêng biệt để đưa ra tiêu chuẩn mà bản thân mình cũng không thể giải thích nổi.
Một nguyên nhân khác có lẽ đến từ vấn nạn trộm chó, bẫy chó dẫn đến giết người,... nên họ kêu gọi giảm nhu cầu thịt chó để kìm hãm vấ꧟n đề trên. Ở Ngọc Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc), họ có cả lễ hội giết mổ thịt c𝓡hó và mỗi năm thường bị tổ chức bảo vệ động vật lên án. Vậy nếu chó nuôi đại trà để lấy thịt thì việc ăn thịt chó có được xem là văn minh không?
>> Quan điểm của bạn về việc ăn thịt chó thế nào? Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.